Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Nội dung bài viết

Banner Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Hiện nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận, được tiến hành theo quy định của pháp luật tại Luật trọng tài thương mại. Hình thức này càng ngày càng được các công ty áp dụng vì nhanh chóng, mang tính bảo mật. SBLAW cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam và quốc tế.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp với hình thức theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Như vậy, khi tranh chấp đã xảy ra và các bên muốn đưa ra giải quyết thông qua phương thức trọng tài thương mại thì lúc này các có thể lập thỏa thuận trọng tài với hình thức luật định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài.

Không nhất thiết phải có thỏa thuận trước trong hợp đồng thì thương nhân mới có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trong trường hợp chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, các bên có quyền chọn luật áp dụng không?

Điều 14 – LTTTM 2010 quy định cụ thể về luật áp dụng giải quyết tranh chấp như sau:

1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

Như vậy, theo quy định này, các bên chỉ được tự do lựa chọn luật áp dụng trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài; còn đối với các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì Hội đồng trọng tài sẽ mặc nhiên áp dụng luật Việt Nam.

Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trên sóng truyền hình

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã trả lời phỏng vấn kênh VTC10, truyền hình NetViet về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Mời quý vị đón xem:

 

Trọng tài ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng vì tính bảo mật và nhanh chóng
Trọng tài ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng vì tính bảo mật và nhanh chóng

Tranh chấp giải quyết bằng trọng tài nếu

Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài.

Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có quy định:

“Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”.

Như vậy, điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp với hình thức theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010. Như vậy, khi tranh chấp đã xảy ra và các bên muốn đưa ra giải quyết thông qua phương thức trọng tài thương mại thì lúc này các có thể lập thỏa thuận trọng tài với hình thức luật định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài. Không nhất thiết phải có thỏa thuận trước trong hợp đồng thì thương nhân mới có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

Điều 16 Luật trong tài thương mại năm 2010 có quy định về Hình thức thỏa thuận trọng tài như sau:

“1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận”.

Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.

Tham khảo thêm >> Các trường hợp thoả thuận trọng tài có thể bị vô hiệu

 

Dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài SBLAW
Dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài SBLAW

Liên hệ:

Công ty Luật SBLAW

Văn phòng tại Hà Nội:

  • Địa Chỉ: Tầng 3, Toà nhà Kinh Đô, 292 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 0904.340.664 - Chat Zalo
  • Email: ha.nguyen@sblaw.vn

Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh:

    • Địa Chỉ: Tầng 6, Toà nhà PDD, số 162, Đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
    • Hotline: 0904.340.664 - Chat Zalo

Email: info@sblaw.vn

5/5 (1 Review)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan