Các trường hợp thoả thuận trọng tài có thể bị vô hiệu

Nội dung bài viết

Trong nhiều hoàn cảnh thì thỏa thuận trọng tài vẫn có thể bị vô hiệu trong một số trường hợp:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, đó là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc các trường hợp: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
  • Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, tức là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
  • Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.
  • Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự, tức là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại.
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật, là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều 123 của Bộ luật dân sự 2015.
  • Căn cứ quy định trên điều kiện có hiệu lực thỏa thuận trọng tài là 2 bên phải có thỏa thuận trọng tài, hình thức đúng quy định pháp luật và không thuộc các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Tham khảo dịch vụ >> Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan