Việt Nam gia nhập công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế

Nội dung bài viết

1. Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên("CISG"). Từ ngày 01/01/2017, Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam.

2. Công ước Viên tên đầy đủ là Công ước về Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc (viết tắt theo tiếng Anh là “CISG” - Convention on Contracts for the International Sale of Goods), được thông qua năm 1980, áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có địa điểm kinh doanh tại các nước là thành viên của công ước.
Tính đến ngày 01/4/2015, Công ước đã có tới 83 thành viên với trên 2500 án lệ và được đánh giá là một trong những Công ước quốc tế được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo ước tính của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, CISG điều chỉnh đến 2/3 tổng giao dịch thương mại quốc tế. (Số liệu tại Tờ trình số 173/TTr-CP về việc gia nhập Công ước Viên 1980 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương – Ông Vũ Huy Hoàng, ngày 22 tháng 4
(Hình ảnh trích từ nguồn: http://www.trungtamwto.vn/node/1159)
3. CISG chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quá trình tạo lập, giải thích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các biện pháp khắc phục. Công ước điều chỉnh hầu hết các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: thời hạn và hiệu lực của chào hàng, chấp nhận chào hàng; các quyền và nghĩa vụ của các bên; các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả khi xảy ra vi phạm hợp đồng…
Cụ thể, Nội dung Công ước gồm 4 phần với 101 Điều khoản quy định về:
Phần I: Từ Điều 1 đến Điều 13, quy định về các quy định chung và phạm vi áp dụng của Công ước, được chia thành 2 chương:
Chương I. Phạm vi áp dụng, quy định các trường hợp áp dụng và không áp dụng CISG;
Chương II. Các quy định chung; quy định về các nguyên tắc khi áp dụng CISG, nguyên tắc giải thích, vai trò của tập quán và sự tự do về hình thức hợp đồng.
Phần II: Từ Điều 14 đến Điều 24, quy định về vấn đề giao kết hợp đồng:
Phần này quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục ký kết và thành lập hợp đồng; đề nghị giao kết hợp đồng; chào hàng và chấp nhận chào hàng; hợp đồng được giao kết.
Phần III: Từ Điều 25 đến Điều 88, quy định các vấn đề pháp lý về mua bán hàng hóa:
Đây là trọng tâm của Công ước, quy định nghĩa vụ của người bán; nghĩa vụ của người mua;
chuyển rủi ro và các điều khoản chung khác về nghĩa vụ của người bán và người mua.
Phần IV: Từ Điều 89 đến Điều 101, về những quy định cuối cùng:
Phần này quy định về trình tự, thủ tục đối với việc ký kết, phê chuẩn, gia nhập, các bảo lưu có thể thực hiện và thủ tục rút lui khỏi Công ước.
4. Công ước áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có địa điểm kinh doanh tại các nước là thành viên của Công ước, tuy nhiên CISG vẫn đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng nên các bên có quyền quy định khác. Các bên có quyền tự do thỏa thuận và quy định luật áp dụng đối với Hợp đồng. Khi hợp đồng không nêu rõ nguồn luật, nếu các bên đều là thành viên Công ước thì Công ước sẽ tự động được áp dụng.
5. Doanh nghiệp được lợi lớn từ việc Việt Nam gia nhập CISG
Theo Trung tâm Trọng tài Quốc tế VIAC, có tới trên 80% các vụ tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế phát sinh do các bên không chọn luật áp dụng khi giao kết hợp đồng hoặc không thỏa thuận được luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, hầu hết các đối tác thương mại phổ biến của Việt Nam như: Nhật bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc… đều đã là thành viên của
Như vậy, khi Việt Nam gia nhập CISG, các Hợp đồng kí kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp là thành viên của CISG sẽ được tự động điều chỉnh bởi các quy định của Công ước. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài, trong đàm phán luật áp dụng và tránh các tranh chấp hợp đồng liên quan đến lựa chọn luật
Ngoài ra, gia nhập CISG đồng nghĩa với việc Việt Nam đã thống nhất áp dụng một nguồn luật thống nhất điều chỉnh về quan hệ hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế với số lượng đông đảo các quốc gia cùng là thành viên của Công ước. Điều này giúp cho các bản án, quyết định của Trọng Tài hoặc Tòa án Việt Nam dễ dàng được công nhận cho thi hành ở các quốc gia cùng là thành viên của Công ước.
Quý khách hàng có thể tải văn bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại đây :

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan