Trách nhiệm của 1 bên trong điều kiện bất khả kháng.

Nội dung bài viết

Doanh nghiệp hỏi: Công ty có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ xe vận tải với khách hàng A (Gọi tắt là bên A). Nội dung dịch vụ là cho thuê xe vận chuyển theo tháng (bao gồm cả lái xe).

Xe ô tô tải và lái xe của công ty sẽ đặt tại Kho (địa điểm) làm việc của khách hàng; hàng ngày thực hiện công việc theo yêu cầu điều động của khách hàng.

Trong đó có điều khoản về đỗ xe ô tô tải như sau:

 

5.1       Sắp xếp chỗ đỗ xe qua đêm và chịu trách nhiệm đối với xe trong khoảng thời gian này. Trong trường hợp không sắp xếp được chỗ đỗ xe thì Nhà Cung Cấp sẽ tự sắp xếp và quản lý nhưng chi phí thuê bãi đỗ xe sẽ do bên A thanh toán.

 

Tình huống xảy ra là, trong thời điểm có mưa bão lũ lụt (hoàn toàn là khách quan, bất khả kháng); địa điểm đỗ xe của khách hàng bị nước ngập vây quanh. Sau khi đỗ xe qua đêm, sáng hôm sau không thể lấy xe đưa ra bên ngoài để đi làm được.

Để khắc phục tình trạng này, công ty đã chủ động, bố trí 1 phương tiện khác (thuê ngoài) để phục vụ khách hàng; đảm bảo duy trì công việc của khách hàng.

 

Em muốn hỏi là, trong tình huống này, công ty có được quyền đòi khách hàng phải thanh toán chi phí thuê xe ngoài do sự cố bất khả kháng hay không?

Khách hàng có trách nhiệm bắt buộc phải thanh toán chi phí thuê xe ngoài của ngày hôm đó hay không?

 

Xin cung cấp thêm 1 số nội dung điều khoản trong HĐ đã ký giữa 2 bên về điều kiện bất khả kháng.

 

Điều 1.    Bất khả kháng

8.1       Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam.

8.2       Khi một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:

8.2.1       Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và

8.2.2       Bên bị vi phạm gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và

8.2.3       Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ.

 

Luật sư trả lời:

 

Trong trường hợp này, sự kiện bão lụt gây ra ngập úng dẫn đến việc không thể đưa xe ra khỏi bãi để phục vụ hoat động cho khách hàng là một sự kiện bất khả kháng.

 

Do sự kiện bất khả kháng, Khách hàng không có quyền truy cứu phạt hợp đồng hoặc yêu cầu doanh nghiệp bồi thường thiệt hại vì đã không cung cấp được dich vụ vân tải như đã ký kết trong hợp đồng. Đó là ý nghĩa chính của sự kiện bất khả kháng.

 

Pháp luật Việt Nam không có quy định ràng buộc về việc sẽ phải xử lý các hậu quả tiếp theo của sự kiện bất khả kháng như thế nào mà cho phép các Bên tự thỏa thuận với nhau. Thực tế xử lý các tình huống gây ra do sự kiện bất khả kháng, các Bên thường ngồi lại, thảo luận với nhau về phương án giải quyết tối ưu nhằm cân bằng tốt nhất quyền lợi của hai phía.

Tư Vấn Hợp Đồng

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan