Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam: Từ góc nhìn pháp lý

Nội dung bài viết

Các doanh nghiệp nước ngoài đang được trao cơ hội mở rộng hoạt động thương mại của mình thông qua hình thức thành lập các văn phòng đại diện tại Việt Nam. Việc làm mang tính chiến lược này đã mở đường cho việc khám phá cũng như khai thác thị trường Việt Nam mà không phải chịu quá nhiều áp lực về khoản đầu tư ban đầu hay những quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý đến những khuôn khổ pháp lý để đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật cũng như giảm bớt mọi nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam: Từ góc nhìn pháp lý

Văn phòng đại diện của các Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đóng vai trò là cầu nối giữa công ty mẹ và thị trường nước sở tại, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu thị trường và giữ mối liên hệ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các văn phòng này không được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Bất chấp những hạn chế này, một số doanh nghiệp vẫn cố gắng sử dụng các văn phòng đại diện của họ với những mục đích vượt quá phạm vi pháp lý được ủy quyền của chúng.

Một số doanh nghiệp có thể coi văn phòng đại diện của mình là trung tâm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch với nhà cung cấp và giám sát quy trình sản xuất theo hợp đồng OEM. Tuy nhiên, những hoạt động đó có thể không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Còn chưa kể tới việc quy mô và chuyên môn của lực lượng lao động tại văn phòng đại diện cũng được kiểm soát một cách nghiêm ngặt bởi các quy định pháp luật. Cụ thể, không được phép có quá 10 nhân sự hoạt động tại văn phòng đại diện và bộ kỹ năng của họ phải phù hợp với chức năng được chỉ định của văn phòng đó.

Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong việc xin giấy phép lao động cho các chuyên gia nước ngoài không có kỹ năng tương xứng với chức năng quy định của văn phòng đại diện. Những hạn chế này được tạo ra nhằm đảm bảo rằng các văn phòng đại diện hoạt động đúng trong phạm vi được ủy quyền.

Ngoài ra, việc các văn phòng đại diện không thực hiện các hoạt động kế toán thiết yếu, chẳng hạn như việc mua hóa đơn VAT không còn là điều gì quá xa lạ. Mặc dù đây có thể được xem như là một hoạt động tiết kiệm chi phí ngắn hạn, tuy nhiên nó có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp về lâu dài. Lý do là bởi việc làm này có thể gây ra những rắc rối cho việc dừng hoạt

động văn phòng hoặc từ chức của viên chức khi mà sự thiếu đầy đủ hoặc không chính xác trong hồ sơ tài chính có thể gây cản trở việc giải quyết nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân.

Chung quy lại, mặc dù thành lập văn phòng đại diện là một lựa chọn phù hợp và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam, song việc tuân thủ những quy định pháp luật Việt Nam là điều không thể thay thế. Do đó, sự hiểu biết một cách toàn diện về các hoạt động được phép và những hạn chế đối với các văn phòng đại diện là vô cùng cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật cũng như tránh được những vướng mắc pháp lý tiềm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nước ngoài nên tìm đến sự hướng dẫn của các ông ty luật uy tín và giàu kinh nghiệm tại Việt Nam để có được sự tư vấn và hỗ trợ phù hợp trước khi bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường năng động này.

Tham khảo thêm >> Dịch vụ tư vấn Thành lập văn phòng đại diện tại SBLAW

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan