Bảo hộ thương hiệu là một trong những khái niệm và công việc quan trọng đối với sự thành công của các công ty và tổ chức trên toàn thế giới. Có lẽ bạn đã từng thấy những biểu trưng, tên thương hiệu và logo quen thuộc trên các sản phẩm, trên mỗi biển hiệu cửa hàng. Đặc biệt là cực kì phổ biến trong quảng cáo trên truyền hình. Đằng sau những hình ảnh và tên gọi này là một quá trình quan trọng và phức tạp để bảo vệ những giá trị đó khỏi việc sao chép hoặc sử dụng trái phép. Vậy bảo hộ thương hiệu là gì, và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng SBLAW khám phá những khía cạnh quan trọng của khái niệm này và cách nó tạo ra sự độc đáo cho mỗi thương hiệu trên thế giới.
Bảo hộ thương hiệu là gì?
Bảo hộ thương hiệu ( tiếng anh là Brand protection hay Trademark protection) là một tập hợp các biện pháp và quyền hạn được công nhận pháp lý nhằm bảo vệ tên thương hiệu, biểu trưng, logo, sản phẩm hoặc dịch vụ khỏi việc sử dụng trái phép hoặc lạm dụng từ phía các bên khác. Mục tiêu của bảo hộ thương hiệu là đảm bảo rằng tên thương hiệu hoặc sản phẩm của một công ty không bị sao chép hoặc sử dụng mà không có sự cho phép từ chủ sở hữu thương hiệu.
Bảo hộ thương hiệu thường bao gồm việc đăng ký thương hiệu với cơ quan quản lý thương hiệu hoặc sở hữu sở hữu trí tuệ trong quốc gia cụ thể. Sau khi thương hiệu được đăng ký, chủ sở hữu có quyền sử dụng và bảo vệ thương hiệu trước mọi người hoặc các công ty khác.
Bảo hộ thương hiệu không chỉ đảm bảo tính duy nhất của một doanh nghiệp, mà còn giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng và đóng góp vào việc tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng.
Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Việc đăng ký nhãn hiệu là cách để công bố nhãn hiệu của một doanh nghiệp đến đại chúng. Khi nhãn hiệu được bảo hộ và đăng ký, một phần lớn khách hàng sẽ tiếp cận với nhãn hiệu đó.
Nhờ điều này, khách hàng có thể dễ dàng phân biệt nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu khác từ cá nhân hoặc tổ chức khác.
Nói chung, bảo hộ thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng với thương hiệu công ty. Cụ thể bảo hộ nhãn hiệu có 4 lợi ích chính sau:
- Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu
- Bảo vệ nhãn hiệu khỏi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác
- Tăng độ nhận diện nhãn hiệu với khách hàng
- Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu được bảo hộ
Tham khảo thêm >> Đăng Ký Thương Hiệu
Các hình thức bảo hộ thương hiệu
Các hình thức bảo hộ thương hiệu thường bao gồm:
- Bằng sáng chế: Bảo vệ các sản phẩm hoặc ý tưởng sáng chế của một công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và sản phẩm mới.
- Bằng độc quyền: Cung cấp cho chủ sở hữu quyền độc quyền trong việc sản xuất, sử dụng và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ tại một khu vực cụ thể.
- Bằng thương hiệu: Bảo vệ tên thương hiệu, biểu trưng, logo hoặc dấu hiệu thương hiệu của một công ty để ngăn chặn việc sử dụng trái phép hoặc lạm dụng thương hiệu này.
- Bằng bản quyền: Bảo vệ các tác phẩm sáng tạo như sách, âm nhạc, phim ảnh, hoặc phần mềm khỏi việc sao chép hoặc tái sử dụng trái phép.
Bảo hộ thương hiệu giúp đảm bảo công bằng trong cạnh tranh, tạo niềm tin trong tâm của người tiêu dùng, và thúc đẩy sáng tạo trong kinh doanh và công nghiệp.
Phạm vi bảo hộ thương hiệu
Phạm vi bảo hộ thương hiệu được xác định dựa trên các nhóm sản phẩm và dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể áp dụng cho nhiều nhóm sản phẩm và dịch vụ khác nhau, nhưng việc tính phí đăng ký sẽ phụ thuộc vào số lượng và loại nhóm đăng ký. Điều này đồng nghĩa rằng, việc đăng ký nhiều nhóm hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ dẫn đến mức phí đăng ký cao hơn.
Vì vậy, khi Quý khách hàng muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu, quan trọng để xác định rõ phạm vi sử dụng thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trong tương lai để tối ưu hóa chi phí.
Ngoài ra, nếu trong tương lai thương hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ được sử dụng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, Quý khách hàng sẽ phải nộp đơn đăng ký mới cho phạm vi sử dụng mới đó, không thể kê khai thêm vào đơn đăng ký ban đầu hoặc văn bằng bảo hộ đã cấp.
Các sửa đổi trong luật bảo hộ thương hiệu mới nhất 2022
Tại luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, bảo hộ thương hiệu được quy định như sau:
- Nhãn hiệu liên kết bị bãi bỏ và nhãn hiệu nổi tiếng sẽ sửa đổi lại định nghĩa như sau: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.”
- Sửa đổi điều kiện (i) tại điều 72 thành: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa
- Sửa đổi dấu hiệu (i) tại điều 73 thành: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca. Bổ sung thêm hai dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
+ Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;
+ Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Thủ tục bảo hộ thương hiệu là quy trình phức tạp bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, nộp đơn và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo quyền sở hữu và bảo vệ tên thương hiệu của một tổ chức hoặc cá nhân. Cùng công ty luật SBLAW tìm hiểu thủ tục bảo hộ thương hiệu dưới đây.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Một bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ bao gồm các giấy tờ sau
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
- Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Lựa chọn công ty SBLaw đăng ký bảo hộ thương hiệu
SB Law với mạng lưới đối tác tại hơn 60 quốc gia trên thế giới sẽ hỗ trợ khách hàng bảo hộ thương hiệu của mình tại thị trường nước ngoài.
- Trong năm 2013, S&B Law đã đại diện cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài.
- Một số khách hàng tiêu biểu của S&B Law như PVCombank, Viglacera, Rượu Sơn Tinh, K+..
- Trong năm 2014, Công ty luật S&B Law tiếp tục mở rộng mạng lưới đối tác quốc tế để bảo hộ thương hiệu Việt ra thị trường nước ngoài
Đây là một vài thông tin về bảo hộ thương hiệu là gì? Thủ tục cần thiết để làm bảo hộ thương hiệu. Nếu quý khách vẫn còn băn khoăn có thể liên hệ ngay tới công ty luật SBLAW. Các luật sư giỏi của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp và hỗ trợ quý khách hàng. Xin chân thành cảm ơn