Sáp nhập doanh nghiệp trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tháng 9 năm 2010, Hội đồng quản trị hai doanh nghiệp là công ty CP X và công ty CP Y đều đã họp và có nghị quyết thông qua chủ trương sáp nhập công ty CP X vào công ty CP Y. Được sự nhất trí lãnh đạo hai bên, theo kế hoạch, sau khi sáp nhập, cổ phiếu của công ty CP X sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu của công ty CP Y. Đồng thời, để phù hợp với mô hình phát triển mới, công ty CP Y sẽ tiến hành đổi tên thành công ty Cổ phần Z. Phân tích các khía cạnh pháp lý của tình huống trên như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Sáp nhập là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới

Vì thời điểm hai công ty sáp nhập là vào năm 2010 nên sẽ áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005. Căn cứ pháp lý Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2005:

Điều 153. Sáp nhập doanh nghiệp

1. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác”.

Về hình thức sáp nhập: sáp nhập giữa hai công ty cùng loại công ty cổ phần là Công ty CP X vào Công ty CP Y.

Về mặt thủ tục:

Công ty CP X vào Công ty CP Y chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của Công ty CP X vào Công ty CP Y thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.

Trường hợp sáp nhập Công ty CP X và công ty CP Y có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.

Về thẩm quyền quyết định sau khi sáp nhập:

Sau khi nhận sáp nhập Công ty Y sẽ cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo công ty. Với các vấn đề lớn bao gồm việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, nếu điều lệ công ty không quy định khác, Nghị quyết sẽ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành có quyền biểu quyết thông qua tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông công ty Điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 205.

Hệ quả của việc sáp nhập:

Sau khi sáp nhập, công ty Công ty CP X chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Cổ phiếu của công ty CP X sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu của công ty CP Y. Đồng thời, để phù hợp với mô hình phát triển mới, Công ty CP Y sẽ tiến hành đổi tên thành Công ty Cổ phần Z.

Vốn điều lệ của hai công ty sau khi sáp nhập, thông thường cộng gộp với nhau, nghĩa là trong trường hợp này vốn điều lệ Công ty CP X vào Công ty CP Y phải cộng dồn lại với nhau.

Về nghĩa vụ thuế của các ngân hàng sau khi sáp nhập, toàn bộ nghĩa vụ thuế của công ty CP X sẽ chuyển cho Công ty cổ phần Y. Sau khi sáp nhập sáp và Nghĩa vụ thuế của công ty CP X mặc nhiên chấm dứt sự tồn tại. Thông thường sau khi hoàn tất thủ tục sáp nhập, trụ sở của CP Xsẽ được đăng ký trở thành Chi nhánh, văn phòng giao dịch của Công ty cổ phần Z. Đồng thời các chi nhánh, các văn giao dịch của công ty X sẽ thuộc về Công ty cổ phần Z, tuy nhiên việc duy trì, thay đổi, tồn tại chi nhánh, phòng giao dịch nào sẽ phụ thuộc vào quyết định của bộ máy lãnh đạo mới của Công ty cổ phần Z.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan