Câu hỏi: Tôi ở Hà Nội. Quý công ty cho tôi hỏi: Công ty của bố tôi hoạt động từ năm 2007, sau thời gian hoạt động công ty làm ăn thua lỗ và chưa trả được các khoản nợ. Một người đại diện cho chủ nợ đã đứng ra yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản với công ty của bố tôi. Việc làm của chủ nợ đó có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản:
“1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán …”.
Do bạn chưa nêu rõ chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ có bảo đảm, không có bảo đảm hay chủ nợ bảo đảm một phần. Vậy nên, theo quy định trên chỉ có chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà công ty của bác bạn không thực hiện việc thanh toán. Do đó, chúng tôi sẽ chia ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ có bảo đảm
Nếu chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ có bảo đảm thì chủ nợ đó sẽ không có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản. Như vậy, Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn không đúng theo quy định. Tòa án khi trả lại đơn cần nêu rõ lý do về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp 2: Chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ có đảm bảo một phần và chủ nợ không có bảo đảm
Chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ có đảm bảo một phần hoặc chủ nợ không có bảo đảm thì chủ nợ đó có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản. Chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản cần nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không hợp lệ thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu và yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
+ Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ thì người nộp đơn yêu cầu cần nộp tạm ứng chi phí phá sản, lệ phí phá sản. Sau khi nhận biên lai tạm ứng chi phí phá sản và biên lai lệ phí phá sản Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu nộp lệ phí phá sản.