Tư vấn về thoái vốn doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty mình là công ty cổ phần, có trụ sở tại Hà Nội, giao dịch trên sàn Upcom. Hiện đang góp 15% vốn điều lệ tại một công ty trách nhiệm hữu hạn, hiện nay công ty mình đang muốn thoái vốn tại công ty này. Xin hỏi: Quá trình thoái vốn công ty mình có phải thực hiện như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn về thoái vốn doanh nghiệp, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 38 Nghị định 91/2015/NĐ-CP quy định chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

Điều 38. Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

……………………………………

  1. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

a) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mua lại phần vốn góp của mình thì thực hiện bán thỏa thuận theo quy định tại Điều 52 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Giá bán thỏa thuận xác định theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty thì phải thực hiện theo Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong đó:

- Nếu chuyển nhượng cho các thành viên khác trong công ty thì thực hiện thỏa thuận giá chuyển nhượng với các thành viên khác. Việc xác định giá bán thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

- Nếu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty thì thực hiện bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trực tiếp theo quy định tại Khoản 4 Điều này”.

Điều 3 Thông tư 219/2015/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 3. Chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, trong đó, đối với trường hợp chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng cổ phiếu) nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom theo phương thức thỏa thuận thì giá bán thỏa thuận phải đảm bảo trong biên độ giá giao dịch (giới hạn giao động giá) của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng, nhưng không thấp hơn giá cổ phiếu được xác định theo giá trị sổ sách của công ty cổ phần có mã chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch, căn cứ vào tổng giá trị vốn chủ sở hữu chia (:) cho vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm chuyển nhượng”.

Như vậy, quy định về thoái vốn công ty tại công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng bắt buộc đối với doanh nghiệp thoái vốn là doanh nghiệp nhà nước quy định tại Tiết 1 Công văn số 2660/BTC-UBCK. Trường hợp doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân) lựa chọn hình thức thoái vốn theo quy định Nghị định 91/2015/NĐ-CP thì phải tuân thủ theo quy định về thoái vốn.

Công ty bạn là công ty Cổ phần, giao dịch trên sàn Upcom. Hiện đang góp 15% vốn điều lệ tại một Công ty trách nhiệm hữu hạn, hiện nay Công ty đang muốn thoái vốn tại Công ty này. Việc chuyển nhượng vốn (thoái vốn) dựa trên nguyên tắc:

- Việc chuyển nhượng vốn phải có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước

- Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong trường hợp chuyển nhượng vốn dưới mệnh giá.

- Việc xác định giá khởi điểm đối với phần vốn nhà nước trước khi tổ chức bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận được thực hiện thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá đảm bảo xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị các quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng vốn.

- Việc chuyển nhượng vốn có liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn và ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá khởi điểm đối với phần vốn chuyển nhượng, thuê tư vấn xây dựng phương án chuyển nhượng vốn theo quy định. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức chi phí thuê tổ chức thẩm định giá, tư vấn xây dựng phương án chuyển nhượng vốn và được trừ vào tiền thu từ chuyển nhượng vốn.

Quy trình thoái vốn:

Căn cứ khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số 15/NĐ-CP; Điều 11 Thông tư 162/2015/TT-BTC; Nghị định 58/2015/NĐ-CP; Điều 8 Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg; Điều 9 Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg; Điều 2 Luật đấu giá tài sản 2016 quy trình thoái vốn như sau:

Bước 1: Quyết định giảm phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Đối với đại diện chủ sở hữu do Thủ tướng Chính phủ phân cấp ủy quyền thì do cơ quan này xem xét, quyết định, đối với trường hợp Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là đại diện chủ sở hữu phần vốn tại doanh nghiệp khác thì Tổng công ty xem xét, quyết định. Phương thức giảm vốn áp dụng theo Điều lệ doanh nghiệp và quy định của Luật doanh nghiệp

Bước 2: Tiến hành việc chuyển nhượng

- Nếu chuyển nhượng cho các thành viên khác trong công ty thì thực hiện thỏa thuận giá chuyển nhượng với các thành viên khác. Việc xác định giá bán thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định

- Nếu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty thì thực hiện bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trực tiếp theo quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định 91/2015/NĐ-CP

Bước 3: Thanh lý hợp đồng chuyển nhượng

Bước 4: Định giá lại tài sản doanh nghiệp sau khi chuyển nhượng vốn (thoái vốn).

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan