Những giao dịch nào bị coi là vô hiệu khi doanh nghiệp thực hiện mở thủ tục phá sản?

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Cho mình hỏi:

Những giao dịch nào bị coi là vô hiệu khi doanh nghiệp thực hiện mở thủ tục phá sản?

Luật sư trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo Điều 59 Luật Phá sản năm 2014, các giao dịch sau bị coi là vô hiệu:

-Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
  2. b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  3. c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối vớikhoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
  4. d) Tặng cho tài sản;

đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

  1. e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tácxã.

- Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.

Những người liên quan bao gồm:

- Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;

- Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;

- Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

- Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần - Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định nêu trên;

- Doanh nghiệp trong đó những người quy định nêu trên có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

- Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch quy định nêu trên thì đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 60)

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc Tòa án nhân dân phát hiện giao dịch quy nêu trên thì Tòa án nhân dân ra một trong các quyết định sau:

+ Không chấp nhận yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;

+ Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết định sau:

+ Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu;

+ Hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp thì được giải quyết theo quy định.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định quy định, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan