Đăng ký sáng chế

Nội dung bài viết

Trong thế giới ngày nay, việc đăng ký sáng chế không chỉ là cách để bảo vệ quyền lợi sáng tạo mà còn là bước quan trọng định hình cảnh đối kinh doanh và sự đổi mới. Cùng công ty luật SBLAW tìm hiểu chi tiết về thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam dưới đây.

Khái niệm sáng chế

Sáng chế định nghĩa một giải pháp kỹ thuật, có thể là sản phẩm hoặc quy trình, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể bằng cách áp dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Sáng chế là gì - Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Sáng chế là gì? Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Các loại giải pháp hữu ích ( sáng chế)

Giải pháp hữu ích, còn được gọi là sáng chế, là một tập hợp đầy đủ thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật, nhằm giải quyết một nhiệm vụ hoặc vấn đề cụ thể. Giải pháp hữu ích có thể thuộc một trong những dạng sau đây:

Sản phẩm:

  • Dưới dạng vật thể như dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện.
  • Dưới dạng chất liệu như vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm.
  • Dưới dạng vật liệu sinh học như gen, thực vật/động vật biến đổi gen.

Quy trình hoặc phương pháp:

  • Quy trình sản xuất.
  • Phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, và nhiều loại khác.

Cả hai loại giải pháp kỹ thuật này đều được miêu tả thông qua tập hợp các thông tin cụ thể về cách thức và thành phần, nhằm đạt được một mục đích xác định trong quá trình giải quyết vấn đề.

Các loại giải pháp kỹ thuật ( sáng chế)
Các loại giải pháp hữu ích ( sáng chế)

Khi nào sáng chế, khi nào phát minh?

Trong ngôn ngữ đời thường, từ sáng chế và phát minh đôi khi được sử dụng lẫn lộn, không rõ ràng, và rất nhiều người hiểu là sáng chế và phát minh là 2 khái niệm giống nhau.

Tuy nhiên, sáng chế và phát minh là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Phát minh là việc phát hiện ra các quy luật, hiện tượng và sự vật trong tự nhiên mà trước đó con người chưa biết tới. Ví dụ một ngày đẹp trời, Newton phát hiện quả táo rơi xuống đất, ông mới phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn.

Định luật này đã tồn tại trong tự nhiên rồi, tuy nhiên, trước Newton, do nhận thực của con người hạn chế, vì vậy chưa ai phát hiện ra.

Phát minh tồn tại trong khoa học tự nhiên, không tồn tại trong khoa học xã hội, con người áp dụng phát minh để giải thích thế giới khách quan, nhưng phát minh không thể trực tiếp vào quá trình sản xuất.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Ví dụ, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT, nhằm mục đích phục vụ cho quá trình khai mỏ.

Sáng chế là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, để được bảo hộ, sáng chế phải đáp ứng 3 tiêu chí:

Có tính mới (so với thế giới); có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.

Vậy, sự khác nhau giữa sáng chế và phát minh là rất cơ bản, phát minh không phải là sáng chế, do không có tính mới, và không được bảo hộ là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra, nó không tồn tại sẵn có trong tự nhiên.

Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Quy trình xử lý đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về hình thức của đơn, đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối đơn hợp lệ. Trong trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chấp nhận đơn. Ngược lại, đối với đơn không hợp lệ, Cục sẽ thông báo dự định từ chối và cung cấp lý do. Người nộp đơn có 2 tháng để sửa chữa thiếu sót hoặc phản đối. Nếu không có sửa chữa hoặc phản đối không đáng kể, Cục sẽ từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Thực hiện khi có yêu cầu thẩm định nội dung, đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng theo các điều kiện như tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Kết quả sẽ xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  • Đối tượng không đáp ứng yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nếu đối tượng đáp ứng yêu cầu và người nộp đơn nộp đầy đủ phí và lệ phí, Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế

Nộp đơn đăng ký sáng chế có 2 hình thức trực tiếp và online. Cụ thể:

Nộp đơn:

Để đăng ký sáng chế, đơn có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tại trụ sở cục sở hữu trí tuệ tại hà nội hoặc tại 2 văn phòng đại diện của cục tại tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thời hạn giải quyết:

Thẩm định hình thức: Thời hạn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn:

  • Đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn (nếu không có ngày ưu tiên).
  • Đối với đơn hợp lệ: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn.

Thẩm định nội dung:

Không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn, nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu nếu nộp sau ngày công bố.

Cấp văn bằng bảo hộ:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.

Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên công báo sở hữu công nghiệp:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Lưu ý: thời hạn có thể thay đổi tùy theo các quy định pháp luật cụ thể và các điều kiện đặc biệt trong quá trình xử lý đăng ký sáng chế.

Chi phí đăng ký sáng chế

Dưới đây là danh sách các phí và lệ phí đăng ký sáng chế theo quy định của nhà nước

Chi tiết

Chi phí

Phí thẩm định hình thức.20% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)
Phí công bố thông tin từ trang bản mô tả thứ 7 trở đi.10.000 đồng/trang 10000 Đồng
Bản mô tả có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm 40.000 đồng/trang 40000 Đồng
Phí phân loại quốc tế về sáng chế. 100.000 đồng/phân nhóm 100000 Đồng
Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ 120000 Đồng
Phí công bố đơn. 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình) 120000 Đồng
Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ. 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình) 120000 Đồng
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. 600.000 đồng (mỗi đơn/yêu cầu) 600000 Đồng
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định. 600.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)  600000 Đồng
Phí thẩm định. 900.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập) 900000 Đồng
Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ (từ yêu cầu bảo hộ độc lập thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 yêu cầu bảo hộ độc lập) 120000 Đồng
Lệ phí nộp đơn (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập) 150000 Đồng

Hồ sơ đăng ký sáng chế

  • Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có)
  • Bản tóm tắt sáng chế (2 bản)
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác
  • Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn (các đơn) đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn, trừ đơn PCT)
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • Tờ khai đăng ký sáng chế: Tài liệu này chứa thông tin chi tiết về sáng chế và người nộp đơn. Lưu ý, tại mục “Phân loại sáng chế quốc tế” trong tờ khai, nếu người nộp đơn không tự phân loại, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định.
Hồ sơ đăng ký sáng chế
Hồ sơ đăng ký sáng chế

Yêu cầu và điều kiện thực hiện quyền đăng ký sáng chế

Quyền đăng ký

Tổ chức và cá nhân có thể đăng ký sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình.
  • Tổ chức hoặc cá nhân đầu tư kinh phí và phương tiện vật chất cho tác giả, theo hình thức giao việc, thuê việc, trừ khi có thoả thuận khác không vi phạm quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp nhiều tổ chức hoặc cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư vào sáng chế, quyền đăng ký chỉ được thực hiện khi tất cả các bên đồng ý.

Nếu sáng chế được tạo ra bằng cách sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, và kinh phí từ ngân sách nhà nước:

  • Trường hợp Nhà nước đầu tư toàn bộ, quyền đăng ký thuộc về Nhà nước, và tổ chức/cơ quan nhà nước đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký.
  • Trường hợp Nhà nước góp vốn, một phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước, và tổ chức/cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký.
  • Trường hợp hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức/cơ quan nhà nước và tổ chức/cá nhân khác, một phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức/cơ quan nhà nước trong hợp tác đó thuộc về Nhà nước, và tổ chức/cơ quan nhà nước tham gia hợp tác đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký.

Chuyển giao quyền đăng ký

Người có quyền đăng ký sáng chế có quyền chuyển giao quyền này cho tổ chức hoặc cá nhân khác bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Yêu cầu và điều kiện đăng ký sáng chế
Yêu cầu và điều kiện đăng ký sáng chế

Các câu hỏi về đăng ký sáng chế

Sáng chế nào được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế?

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu có thể đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế nào được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích?

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu có thể đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Không phải là hiểu biết thông thường;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế?

Các đối tượng không đủ điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định chi tiết trong Điều 59 của Luật Sở hữu Trí tuệ. Đây bao gồm:

  • Các phát minh, lý thuyết khoa học, và phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, cũng như chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật và giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật và động vật chủ yếu mang bản chất sinh học, mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán, và chữa bệnh cho người và động vật.
Đối tượng được bảo hộ và không bảo hộ đăng ký sáng chế
Đối tượng được bảo hộ và không bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Tư vấn đăng ký sáng chế tại Việt Nam trên truyền hình

Mời các bạn xem nội dung về đăng ký sáng chế trên truyền hình bởi luật sư SBLAW dưới đây

Trên đây là toàn bộ thông tin về đăng ký sáng chế và thủ tục đăng ký sáng chế tiêu chuẩn. Việc đăng ký sáng chế đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đồng thời giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và bền vững. SBLAW cung cấp dịch vụ đăng ký sáng chế chuyên nghiệp và uy tín. Liên hệ ngay để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể.

5/5 (1 Review)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan