Tư vấn pháp lý giao dịch tiền kỹ thuật số

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chúng tôi ở một sàn giao dịch tiền kỹ thuật số

Chúng tôi đang chuẩn bị ra sản phẩm mới là giao dịch là OTC- tức là công ty chỉ cung cấp platform, user tự giao dịch mua bán coin và thanh toán cho nhau. Luồng cơ bản như sau:

User A tạo quảng cáo bán (sàn lock lượng coin tương ứng) --> User B đồng ý mua --> User B chuyển tiền qua ngân hàng cho user A trong vòng 15 phút (tiền VND không qua tài khoản VCC) --> User A và B chat với nhau --> User B xác nhận đã nhận được tiền về tài khoản ngân hàng và release coin.

User A tạo quảng cáo mua --> User B đồng ý bán (sàn lock lượng coin tương ứng)--> User A đồng ý mua từ user B, chuyển tiền trong vòng 15 phút kể từ khi đồng ý bán --> User A và B chat với nhau --> User B xác nhận đã nhận được tiền về tài khoản ngân hàng và release coin

Hiện nay, chúng tôi đang có 1 số băn khoăn muốn nhờ luật sư tư vấn:

1. Các rủi ro với sàn khi triển khai dịch vụ này, nhất là nếu có user lợi dụng để lừa đảo hoặc rửa tiền.

2. Phương án xử lý khi rủi ro xảy ra.

Trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, SBLAW trả lời như sau;

Đối tượng giao dịch của sàn là coins (SB Law đang hiểu đây coins là đồng tiền kỹ thuật số). Hiện tại văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này chưa được xây dựng và quan điểm thực tế của phía ngân hàng nhà nước Việt Nam vào thời điểm hiện tại về vấn đề này hiện đang rất thận trọng.
Do đó, theo ý kiến của chúng tôi, tính khả thi của việc xin phép thành lập sàn tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam không cao.
Trong trường hợp sàn được lập và hoạt động theo quy định của hệ thống pháp luật nước ngoài (cho phép user tại Việt Nam truy cập và thực hiện giao dịch), việc xử lý tranh chấp liên quan đến các giao dịch trên sàn cũng như vai trò của chủ sàn sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Rủi ro lớn nhất là khi các giao dịch gian lận diễn ra ở quy mô lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh của Việt Nam thì hoạt động của sàn sẽ bị điều tra và các bên liên quan có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 290 Bộ luật hình sự - Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Phương án xử lý rủi ro sẽ phụ thuộc rất lớn vào quy định pháp luật của quốc gia mà sàn đăng ký hoạt động cũng như tình tiết cụ thể của từng vụ việc phát sinh.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh, sàn nên cân nhắc áp dụng một số các quy tắc sau đây:
+ Các bên tham gia giao dịch cam kết và xác nhận tự chịu trách nhiệm pháp luật về tính trung thực, hợp pháp và khả thi của các giao dịch. Sàn không chịu trách nhiệm đánh giá, bảo đảm hoặc điều tra về tính hợp pháp, trung thực của các giao dịch;
+ Sàn được quyền tạm đình chỉ hoặc huỷ bỏ tư cách đăng ký thành viên tham gia giao dịch của sàn khi có bất kỳ nghi ngờ hoặc có bằng chứng xác định thành viên liên quan thực hiện hoặc tham gia bất kỳ hành vi gian lận hoặc vi phạm pháp luật nào liên quan đến các giao dịch trên sàn.
+ Yêu cầu thành viên là bên bán tiến hành ký quỹ một khoản tiền bảo đảm trách nhiệm với tỷ lệ tương ứng với số coins đăng ký tham gia giao dịch trên sàn. Số tiền này sẽ được tự động hoàn trả lại cho bên bán sau khi các bên đã xác nhận giao dịch thành công hoặc đã bị huỷ bỏ. Sàn có quyền khấu trừ tiền ký quỹ khi có bất kỳ bằng chứng chứng minh thành viên ký quỹ thực hiện hành vi vi phạm các quy định của sàn
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm phần trao đổi của luật sư SBLAW về vấn đề này trên truyền hình:

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan