Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Nội dung bài viết

SBLAW cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ đa dạng (SHTT) liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyềntên miền, thực thi và bảo hộ quyền SHTT.

Sở hữu trí tuệ là cái vô hình khi mới được tạo ra nhưng trở nên có giá trị dưới dạng sản phẩm hữu hình. Chính vì giá trị có thực của các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm: tác phẩm văn học nghệ thuật, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu giống cây trồng mà nó được gọi là “tài sản”. Tuy nhiên, quyền hợp pháp đối với các đối tượng này không tự động phát sinh mà quyền chỉ được xác lập theo những trình tự thủ tục nhất định hoặc khi thoả mãn những điều kiện nhất định

Tài sản trí tuệ, một loại tài sản vô hình, đang dần dần khẳng định vai trò là thước đo khả năng tồn tại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ở một nước phát triển hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ, vào năm 1982 khoảng 62% tài sản của doanh nghiệp là tài sản hữu hình (tài sản vô hình chỉ chiếm 38%) nhưng đến năm 2000 thì tài sản hữu hình chỉ còn chiếm 30% tổng tài sản của doanh nghiệp, 70% còn lại là tài sản vô hình.

Tại các nước phát triển khác như Anh, Nhật Bản… cũng có những nghiên cứu, khảo sát tương tự và kết quả đều cho thấy tài sản vô hình chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng tài sản của doanh nghiệp, tỷ lệ đó ngày một lớn hơn nữa Trong khối tài sản vô hình thì Sở hữu trí tuệ là một bộ phận quan trọng nhất, chính vì vậy, Tổng giám đốc tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPO) – Kamil Idris – đã khẳng định: Sở hữu trí tuệ là một “công cụ đắc lực” để phát triển kinh tế”.

Tuy là một công cụ đắc lực nhưng thực tế Sở hữu trí tuệ chưa được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng một cách hiệu quả để phát huy tối ưu những lợi ích mà nó mang lại. Kết quả điều tra của Cục xúc tiến thương mại – Bộ Thương mại cho thấy, một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy nhiên mới chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng.

Trong khi đó có đến 90% người tiêu dùng lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm. Mặc dù vậy, việc đầu tư cho thương hiệu của doanh nghiệp còn quá ít, có 80% doanh nghiệp chưa có bộ phận chức năng lo quản lý nhãn hiệu, 74% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, 20% không hề chi cho việc xây dựng thương hiệu.

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;

+ Lĩnh vực sử dụng công nghệ;

+ Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;

+ Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;

+ Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Mời các bạn xem thêm phần tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên truyền hình nhân dân về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan