Tư vấn xử lý vi phạm cho Oppo

Nội dung bài viết

Các luật sư của SBLAW đã tư vấn cho hang điện thoại Oppo xử lý vi phạm nhãn hiệu thành công tại Việt Nam.

Chúng tôi tóm tắt vụ việc như sau:

Chủ sở hữu của nhãn hiệu “OPPO” hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 50260 được cấp ngày 28/10/2003 và có hiệu lực đến hết ngày 18/07/2022 theo quyết định gia hạn số 17500/QĐ-SHTT ngày 10/04/2012 của Cục sở hữu trí tuệ (Sau đây gọi là “Nhãn hiệu được bảo hộ”)

Theo các quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, Oppo có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu nêu trên, cho phép sử dụng cũng như thực hiện các biện pháp được pháp luật cho phép bao gồm khởi kiện ra tòa án, khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của mình trước các hành vi vi phạm.

Qua tìm hiểu trên thực tế, Oppo được biết Công ty TNHH Gia Vũ, có địa chỉ tại 14-16, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (Sau đây gọi là “Bên bị nghi ngờ xâm phạm”) hiện đang thực hiện hoạt động kinh doanh sản phẩm pin dự phòng dùng cho điện thoại mang dấu hiệu “OPPO” tại Việt Nam.

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, chúng tôi đã có đơn đề nghị giám định số NH377-14YC ngày 20/10/2014 yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành giám định xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với dấu hiệu “OPPO” hiện đang được kinh doanh bởi Bên bị nghi ngờ xâm phạm.

Ngày 30/10/2014, Viện khoa học sở hữu trí tuệ đã ra kết luận giám định số NH377-14YC/KLGĐ về vấn đề nêu trên.Kết luận giám định nêu rõ “Dấu hiệu “OPPO” gắn trên sản phẩm pin dự phòng dùng cho điện thoại như được thể hiện trên Tài liệu giám định là yếu tố xâm phạm quyền (quy định tại Điều 11, Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu “OPPO” được bảo hộ cho sản phẩm điện thoại di động (thuộc nhóm 09) theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 50260 của SKY CAPITAL LTD[1]

Như vậy, căn cứ vào kết luận giám định của Viện khoa học sở hữu trí tuệ có thể thấy rằng hành vi sử dụng dấu hiệu “OPPO” cho các sản phẩm “Pin dự phòng dùng cho điện thoại di động”của Bên bị nghi ngờ xâm phạmcó thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “OPPO” của Người đề nghị hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 129 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Bên cạnh hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam của Người đề nghị, Bên bị nghi ngờ xâm phạm còn thực hiện các hành vi phạm pháp luật khác như sau:

- Khi xem xét nhãn gốc của hàng hóa được thể hiện trên mẫu bao bì mang sản phẩm “Pin dự phòng dùng cho điện thoại”, các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm đều không rõ ràng, cụ thể là không có thông tin về nhà sản xuất, nước xuất xứ.

- Không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định.

Hành vi nêu trên của Bên bị nghi ngờ xâm phạm đã ảnh hưởng nghiêm trong đến uy tín của Người yêu cầu cũng như gây ảnh hưởng đến quyền lợi của Người tiêu dùng. Do đó bằng công văn này, Chúng tôi, căn cứ vào:

  • Điều 129 khoản 1 Luật SHTT 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009;
  • Điều 11 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

Sau khi nhận được đơn yêu cầu của chúng tôi, Sở khoa học và công nghệ đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với Công ty TNHH Gia Vũ, có địa chỉ tại 14-16, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “OPPO”

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan