Chống lại vi phạm thương hiệu trong lĩnh vực bất động sản

Nội dung bài viết

Phần trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW với nhà báo Gia Huy, báo Đầu tư về việc Chống lại vi phạm thương hiệu trong lĩnh vực bất động sản.
Câu hỏi: Các doanh nghiệp bất động sản lớn hiện nay đang bị nhái thương hiệu bởi các doanh nghiệp môi giới nhỏ.
Đơn cử như mới đây là Tập đoàn Hung Thịnh bị nhái thương hiệu Hưng Thịnh. Thay vì Hưng Thịnh Corp thì doanh nghiệp môi giới nhái thành Hưng Thịnh Group và đặt tên dự án là Hưng Thịnh luôn.
Việc nhái thương hiệu nhưng doanh nghiệp bị nhái không thể kiện được đang dấy lên mối lo lớn cho thị trường.
Luật sư có thể cho chúng tôi ý kiến về việc nhái thương hiệu hiện này, cách xử lý và khắc phục câu chuyện này?

Trả lời: Trước đây, đã có trường hợp công ty vincon có sếp bị công an bắt do đánh bạc đã gây ảnh hưởng lớn tới thương hiệu bất động sản vincom và Vincom để phải dùng các biện pháp pháp lý, cải chính thông tin để người tiêu dùng hiểu rõ vụ việc. Người tiêu dùng sẽ rất khó để phân biệt khi 2 thương hiệu na ná nhau.

Từ vụ việc trên có thể thấy việc “nhái” thương hiệu trong kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp đặc biệt là trong các sự cố, các scandal và ở một khía cạnh khác, ảnh hưởng tới uy tín, doanh thu của thương hiệu bất động sản.
Trong một số lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực hàng tiêu dùng và xe máy, khi các doanh nghiệp bị vi phạm về nhãn hiệu như sử dụng tên trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn thì các doanh nghiệp này sẽ cương quyết xử lý vi phạm, họ thường có một bộ phận theo dõi thị trường, khi phát hiện hành vi vi phạm, họ ngay lập tức thu thập chứng cứ, sau đó sẽ dùng các biện pháp về hành chính, dân sự và thậm chí cả hình sự để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo quan sát của tôi, trong lĩnh vực bất động sản, có rất nhiều thương hiệu bị nhái, tuy nhiên, rất ít vụ việc được các bên đem ra cơ quan pháp luật để xử lý, gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tới chủ sở hữu nhãn hiêu, có thể lý giải một số nguyên nhân của tình trạng này:
– Giữa các chủ đầu tư thường có quan hệ với nhau, đôi khi là mật thiết, vì vậy có sự nể nang, không xử lý.
– Các chủ đầu tư khi chọn cho mình một tên đẹp cho dự án, tuy nhiên, lại quên đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, và nếu không đăng ký, một bên sử dụng nhãn hiệu đó, họ sẽ không có cơ sở để xử lý, sẽ chỉ xử lý được khi đã đăng ký nhãn hiệu và được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
– Khi phát hiện ra vi phạm, các chủ đầu tư cũng không muốn đưa ra xử lý vi ngại việc pháp lý, truyền thông biết, khó bán hàng, các chủ đầu tư đều muốn dự án của mình hanh thông, không muốn dính đến pháp luật, kể cả khi mình đúng.
Từ những lý do trên, để có thể bảo vệ mình về mặt pháp lý, các chủ đầu tư về lĩnh vực bất động sản nên quan tâm tới vấn đề sau khi đặt tên thương hiêu.
1. Khi tìm kiếm tên cho một dự án, cần chọn nhiều tên, sau đó thuê luật sư sở hữu trí tuệ kiểm tra xem khả năng đăng ký nhãn hiệu có được không? Nếu được sẽ lựa chọn tên đó để đăng ký, thời gian đăng ký là 12 tháng. Nếu tên đã trùng và tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu khác rồi, nên tránh, không nên cố đấm ăn xôi, có thể sẽ rắc rối về sau.
2. Khi bị vi phạm nhãn hiệu, ví dụ thương hiệu của mình là Hùng Thịnh, đã đăng ký nhãn hiệu rồi, đã được Cục SHTT cấp văn bằng, có đơn vị khác lấy chữ Hùng Thịnh hoặc Hùng Thịnh Group, thì có thể lựa chọn các cách xử lý sau:
– Lập vi bằng về hành vi vi phạm.
– Gửi bằng chứng vi phạm và nhờ cơ quan giám định sở hữu trí tuệ kết luận về khả năng vi phạm.
– Gửi thư cảnh báo vi phạm đến bên vi phạm, cho họ thời gian khắc phục, nếu họ không khắc phục và dừng hành vi vi phạm thì:
– Đề nghị thanh tra sở hữu trí tuệ tiến hành thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính.
– Khởi kiện ra toà để ngừng hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại
– Nếu thiệt hại lớn, có thể đề nghị khởi tố vụ án hình sư.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan