Tư vấn xử lý hành vi vi phạm quyền đối với giống cây trồng

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Mình ở Đồng Tháp, công ty mình có giống hoa cúc được bảo hộ độc quyền ở Cục Trồng trọt và đã có Giấy chứng nhận. Tuy nhiên trên thực tế nông dân ở Đồng Tháp đang trồng giống này và phát triển nó dù trước đó Công ty mình đã nhờ UBND tỉnh can thiệp yêu cầu dừng việc trồng giống hoa này. Đến nay tình hình không khả quan và số lượng hoa cúc càng tăng.

Mình muốn Quý Công ty tư vấn giúp mình các biện pháp theo luật để xử lý vi phạm trên.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật SB cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến câu hỏi của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009 quy định về các hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng như sau:

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:

  1. Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;
  2. Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
  3. Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật này.

Ngoài ra, Điều 189 Luật SHTT cũng có quy định về quyền tạm thời đối với giống cây trồng như sau:

  1. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này.
  2. Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày mà đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng.
  3. Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Theo đó, Điều 12 Nghị định 114/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về quyền của chủ Bằng bảo hộ sẽ phải chịu mức phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng giống cây trồng đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhằm mục đích thương mại mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật sở hữu trí tuệ.

  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân của giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng để thực hiện một trong các mục đích sau:

a) Sản xuất hoặc nhân giống;

b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;

c) Chào hàng;

d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;

đ) Xuất khẩu;

e) Nhập khẩu;

g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này;

h) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;

i) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này”.

Về cơ bản, xử lý vi phạm về giống cây trồng gồm các bước: giám định, yêu cầu thanh tra xử lý và ra quyết định xử phạt và yêu cầu chấm dứt vi phạm.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan