Doanh nghiệp hỏi: Bên mình đang chuẩn bị hồ sơ chuyển lợi nhuận về chủ đầu tư, mình có mấy câu hỏi muốn hỏi bên sblaw như sau:
Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của năm tài chính nào thì phải chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn đầu tư của năm đó theo BCTC đúng không?
Nếu như trong năm tài chính đó mà có tăng vốn vào giữa năm, trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư trên BCTC chỉ thể hiện tỷ lệ tại 31/12. Vậy lúc đó Lợi nhuận sẽ chia theo từng giai đoạn vốn đúng ko?
Luật sư trả lời: Liên quan đến câu hỏi dưới đây của chị, chúng tôi trả lời như sau:
Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của năm tài chính nào thì phải chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn đầu tư của năm đó theo BCTC đúng ko?
Theo quy định tại điểm c, Điều 49, Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên góp vốn của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình. Tỷ lệ vốn góp được xác định làm căn cứ để chia lợi nhuận là tỷ lệ vốn góp tại thời điểm thưc hiện việc chia lợi nhuận, không phải là tỷ lệ vốn góp trong năm tài chính có phát sinh lợi nhuận để chia.
Nếu như trong năm tài chính đó mà có tang vốn vào giữa năm, trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư trên BCTC chỉ thể hiện tỷ lệ tại 31/12. Vậy lúc đó Lợi nhuận sẽ chia theo từng giai đoạn vốn đúng ko?
Không. Như đã giải thích trên đây, việc chia lợi nhuận được thực hiện dựa trên tỷ lệ vốn góp tại thời điểm chia lợi nhuận chứ không phải dựa trên tỷ lệ vốn góp tại thời điểm phát sinh lợi nhuận. Giả sử, tháng 4 năm 2021, doanh nghiệp chia lợi nhuận của năm 2020 cho thành viên góp vốn thì tỷ lệ vốn góp để xác định chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn là tại tháng 4 năm 2021, chứ không phải là tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong năm 2020.
Quy định đến mức cụ thể như mình trình bày trong email thì không có. Đây là nguyên tắc thực hiện được phổ biến rộng rãi trong các doanh nghiệp vì nếu không tuân thủ theo nguyên tắc xác định cách chia lợi nhuận, cổ tức như vậy thì không thể thực hiện được theo các quy định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo thêm về nguyên tắc xác định lợi nhuận và chia lợi nhuận này trong ví dụ minh họa tại Khoản 3, Điều 3 và Khoản 1, Điều 4 Thông tư 186/2010/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư. Theo đó, lợi nhuận được xác định để chuyển ra nước ngoài là số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài khi kết thúc năm tài chính. Khoản lợi nhuận tạm thời ghi nhận khi chưa kết thúc năm tài chính không được sử dụng làm căn cứ để xác định lợi nhuận dùng để chia cho các cổ đông/thành viên góp vốn. Do vậy, việc chia lợi nhuận, cổ tức sau khi kết thúc năm tài chính trên cơ sở lịch sử biến động tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu/cổ đông/thành viên góp vốn diễn ra trong năm tài chính không khả thi. Xem thêm: