Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ

Nội dung bài viết

Chúng tôi là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi có một số vấn đề pháp lý và đề nghị công ty luật SBLAW tư vấn như sau:

1. Về mở công ty mẹ.

Tình trạng hiện tại: Tội là Giám Đốc công ty TNHH - công ty đào tạo tiếng Anh

Vấn đề: Tôi không muốn đứng tên Giám Đốc công ty nữa và sẽ bổ nhiệm một người khác làm Giám Đốc. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn có quyền kiểm soát với hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty. Tôi muốn mở 1 công ty mẹ để rót vốn và sở hữu công ty hiện hữu này. Việc này có khả thi không?

Trả lời: Hiện tại chi đang là người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty,

Trong đó bao gồm cả quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh và tài chính. Người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật các công việc do người được ủy quyền thực hiện.

Đồng thời, Giám đốc không nhất thiết phải là người đại diện theo pháp luật của công ty. Cho nên khi chị thuê người khác làm Giám đốc (không phải là người đại diện theo pháp luật) thì chị vẫn có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty.Chị đang là Chủ sở hữu của công ty rồi nên không nhất thiết phải mở thêm một công ty mẹ nữa để sở hữu chính công ty này.

2. Về bổ nhiệm Phó Giám Đốc công ty.

Tình trạng: Tôi đã bổ nhiệm 1 bạn khác lên làm Phó Giám Đốc công ty và có quyền hạn tuyển người, ký hợp đồng lao động và phụ trách hoạt động kinh doanh.

Vấn đề: các hợp đồng lao động với nhân sự, Phó Giám Đốc đại diện ký có được không hay phải là Giám đốc công ty.

Trả lời: Nếu chị có Giấy ủy quyền cho Phó Giám đốc công ty được thay mặt chị (người đại diện theo pháp luật) ký hợp đồng lao động thì Phó Giáo Đốc được đại diện cho công ty ký hợp đồng lao động với người lao động.

3. Về việc đóng bảo hiểm.

Vấn đề: Có 1 số nhân viên đã mua bảo hiểm ngoài và xin không đóng bảo hiểm theo công ty. Công ty đã ký hợp đồng với bạn ấy nhưng bạn ấy không muốn đóng bảo hiểm. Như vậy có là sai về pháp lý không?

Trả lời: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: "Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động" thuộc đối tượng bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tiếp theo, theo quy định tại Nghị định 44/2013/NĐ-CP thì trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động với nhiều công ty thì người lao động và công ty của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên sẽ có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu trước khi ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, người lao động đã ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội ở một công ty khác thì DN và người lao động đó có thể thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội.

Trường hợp, người lao động chưa ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ công ty nào mà chỉ mua các gói bảo hiểm của công ty bảo hiểm, thì DN và người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Nếu người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Về nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Tình trạng hiện tại: có nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào công ty chúng tôi Việt Nam.

Vấn đề: Thủ tục nhận đầu tư nước ngoài có phức tạp không? Và có phải đóng thuế trên khoản tiền được nhận đầu tư không?

Trả lời: Theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục thì đối với lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn vào Công ty trong lĩnh vực giao dục.

Tuy nhiên, do doanh nghiệp đang là loại hình công ty TNHH một thành viên nên khi nhận vốn góp từ nhà đầu tư nước ngoài thì DN phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ loại hình TNHH một thành viên sang loại hình TNHH hai thành viên. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi sang loại hình TNHH hai thành viên, nhà đầu tư sẽ được coi là thành viên góp vốn của DN.Khoản tiền nhận đầu tư sẽ không phải đóng thuế.

Tham khảo thêm >> Dịch vụ tư vấn giáo dục SBLAW

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan