Thủ tục nhập học cho lưu học sinh quốc tịch nước ngoài

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Hiện tại, tôi đang có con đã học xong lớp 8 tại Hàn Quốc, quốc tịch Hàn Quốc, cháu đã bỏ quốc tịch Việt Nam, cháu có khả năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Hiện nay, tôi muốn cho cháu về Việt Nam tiếp tục học tập tại một trường dân lập trong nước. Việc này có khó khăn gì không và thủ tục pháp lý như thế nào?

Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam được hỗ trợ kinh phí | Báo Dân trí

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Liên quan đến thắc mắc của bạn về thủ tục nhập học tại Việt Nam, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo như thông tin cung cấp, con bạn có quốc tịch Hàn Quốc, đã thôi quốc tịch Việt Nam, do đó, cháu là một lưu học sinh, thuộc vào đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 30/2018/TT- BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 30/2018/TT- BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam quy định như sau:
Quy chế này áp dụng đối với người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp sư phạm; sinh viên cao đẳng sư phạm, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh (sau đây gọi chung là lưu học sinh) và các tổ chức, cá nhân có liên quan”.
Chương II Thông tư số 30/2018/TT- BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam quy định về điều kiện tiếp nhận và đào tạo, quản lý đối với lưu học sinh như sau:
- Điều kiện về học vấn: Con bạn đã học xong lớp 8, nếu muốn đưa cháu về Việt Nam tiếp tục học tập thì cháu sẽ học tiếp ở cấp Trung học cơ sở theo hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 30/2018/TT- BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam thì cháu sẽ phải đáp ứng các điều kiện theo Điều lệ tại trường Trung học cơ sở mà anh dự định cho cháu theo học. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ nội dung Điều lệ tại trường để đáp ứng.
- Điều kiện về sức khỏe và tuổi: Cháu phải đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe và tuổi theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 30/2018/TT- BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Cụ thể:
+ Lưu học sinh phải có đủ sức khỏe để học tập tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra lại sức khỏe tại cơ sở y tế do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh của Việt Nam chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì lưu học sinh phải về nước.
+ Điều kiện về tuổi đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Không hạn chế tuổi đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định.
- Điều kiện về ngôn ngữ: Đây là điều kiện rất quan trọng nếu như muốn theo học tại Việt Nam. Như thông tin bạn cung cấp, nếu như con anh đạt đủ điều kiện ngôn ngữ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT- BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam “đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài …” thì cháu sẽ được miễn yêu cầu về điều kiện tiếng Việt. Nếu không đủ điều kiện để miễn yêu cầu về Tiếng Việt thì cháu sẽ phải học dự bị Tiếng Việt để đạt được trình độ yêu cầu.
Để chuẩn bị hồ sơ nhập học cho cháu, bạn nên chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh gồm các giấy tờ sau:
- Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo;
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có);
- Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những giấy tờ mà trường bạn mong muốn cháu nhập học yêu cầu chuẩn bị.

SBLAW Hà Nội tuyển thực tập sinh | Công ty luật SB

Xem thêm:

Giải quyết tranh chấp

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan