Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn. Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn về thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện như sau:
Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện là việc doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động của đơn vị này tại một địa điểm cụ thể. Quy trình chấm dứt này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện một số thủ tục hành chính nhất định để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
Tại sao phải chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện?
Có nhiều lý do dẫn đến việc doanh nghiệp quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, chẳng hạn như:
- Hoàn thành mục tiêu kinh doanh: Khi văn phòng đại diện đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, doanh nghiệp có thể quyết định đóng cửa.
- Khó khăn kinh doanh: Doanh nghiệp gặp phải khó khăn về tài chính, thị trường hoặc các yếu tố khác khiến việc duy trì văn phòng đại diện trở nên không khả thi.
- Thay đổi chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp quyết định tập trung vào các thị trường khác hoặc thay đổi mô hình kinh doanh.
Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn quy định để tránh các rủi ro pháp lý. Đồng thời việc hoàn thành nghĩa vụ thuế là rất quan trọng, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh bị phạt.
Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện
Căn cứ quy định tại Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hồ sơ và ký hồ sơ thành lập văn phòng đại diện:
Thành phần hồ sơ gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;
- Quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;
- Con dấu của văn phòng đại diện (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh /văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Cách thức thực hiện: Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 3: Nhận kết quả.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
Việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện là một thủ tục hành chính quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc. Để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và tránh những rắc rối pháp lý không đáng có, doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện một cách đúng quy trình không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong hoạt động kinh doanh. Liên hệ ngay SBLAW nếu quý khách có bất kì vấn đền nào cần được hỗ trợ pháp lý.
|