THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VƯƠNG QUỐC CAMBODIA

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chào Luật sư, Công ty chúng tôi đang muốn mở rộng thị trường kinh doanh tại Campuchia. Luật sư tư vấn cho chúng tôi về hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Campuchia. Cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm dến dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Liên quan đến vấn đề bạn thắc mắc, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Ý KIẾN TƯ VẤN SƠ BỘ

Chúng tôi hiểu rằng Quý Công ty là một công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Nay Quý Công ty đang có ý định thành lập Văn phòng đại diện tại Cambodia để tìm hiểu thị trường, xúc tiến hoạt động thương mại tại đây. Theo quy định của pháp luật Việt Nam và Cambodia, Quý Công ty có quyền đầu tư thành lập Văn phòng đại diện của mình tại Vương quốc Cambodia để tiến hành một số hoạt động nhất định.

Trong phần này Chúng tôi trình bày một số nguyên tắc, quy định pháp luật của Cambodia liên quan đến việc thành lập Văn phòng đại diện tại Cambodia.

1.1 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VƯƠNG QUỐC CAMBODIA LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

1.1.1 Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện

Theo quy định của pháp luật Vương quốc Cambodia, Văn phòng đại diện hoạt động theo sự ủy quyền của công ty mẹ và có thể thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, giới thiệu khách hàng cho công ty mẹ;
  • Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thương mại cho công ty mẹ;
  • Giới thiệu hàng hóa tại hội chợ thương mại, triển lãm/trưng bày hàng mẫu và hàng hóa tại văn phòng hoặc tại hội chợ thương mại;
  • Mua và lưu trữ sản phẩm cho mục đích triển lãm/hội chợ thương mại;
  • Thuê văn phòng và tuyển dụng người lao động địa phương;
  • Thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng, các thỏa thuận về lĩnh vực thương mại đã ký kết giữa công ty mẹ và khách hàng phù hợp với luật pháp Cambodia;

Văn phòng đại diện KHÔNG được tiến hành các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ và/hoặc thực hiện các hoạt động trực tiếp sinh lợi khác tại Cambodia.

1.1.2 Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện

Theo chúng tôi được biết, không có giới hạn về thời gian hoạt động của Văn phòng đại diện. Một khi được cấp phép thành lập, Văn phòng đại diện được tồn tại toàn thời gian, không cần thực hiện việc gia hạn giấy phép hoạt động.

1.1.3 Trưởng văn phòng đại diện

Đối với Trưởng Văn phòng đại diện là người nước ngoài, cần thiết phải nhập cảnh vào Cambodia với visa hợp lệ, thông thường là visa một tháng loại “E”. Visa loại “E” này sau đó có thể được gia hạn lên visa 6 tháng hoặc 1 năm. Tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện phải chứng minh được việc có visa hợp lệ.

Chúng tôi không nhận thấy quy định pháp luật bắt buộc Trưởng Văn phòng đại diện phải thường trú tại Cambodia, tuy nhiên cần thiết phải có địa chỉ cư trú tại Cambodia chứng minh thông qua hợp đồng thuê nhà/căn hộ/địa điểm để ở. Sau này, cơ quan quản lý có thể yêu cầu cung cấp hợp đồng thuê chỗ ở của Trưởng Văn phòng đại diện khi thực hiện việc đăng ký thuế.

Về tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành Trưởng Văn phòng đại diện, chúng tôi chỉ nhận thấy một số quy định chung như đối tượng không có tiền án, không phải là công chức/viên chức nhà nước.

1.1.4 Lao động làm việc tại văn phòng đại diện

Theo chúng tôi được biết, không có quy định pháp luật nào được đặt ra đối với việc phải tuyển dụng người lao động bản địa để làm Trưởng Văn phòng đại diện hoặc phải duy trì một tỷ lệ nhất định giữa số lượng người lao động bản địa và người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện.

Đối với người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện, phải đăng ký cấp Giấy phép lao động theo quy định pháp luật của Cambodia. Khi có nhiều hơn 8 người lao động trong Văn phòng đại diện, sẽ có thêm những quy định cụ thể về lao động cần phải tuân thủ.

1.1.5 Giấy phép con, điều kiện kinh doanh

Chúng tôi không nhận thấy quy định pháp luật nào bắt buộc phải đăng ký giấy phép con hay đáp ứng điều kiện kinh doanh khác ngoài việc phải thực hiện các thủ tục như trình bày tại Mục 3 dưới đây.

1.1.6 Địa chỉ trụ sở

Văn phòng đại diện phải có địa chỉ trụ sở và đệ trình hợp đồng thuê văn phòng/bất động sản hợp lệ tại thời điểm đăng ký thành lập. Do sự chuẩn bị giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc sử dụng bất động sản có thể phức tạp, thông thường Chúng tôi đề xuất khách hàng của mình lựa chọn việc sử dụng các văn phòng cho thuê có sẵn trong các tòa nhà văn phòng.

1.1.7 Các quy định về thuế

SBLaw không cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và/hoặc dịch vụ liên quan đến thuế, kế toán, kiểm toán theo pháp luật Việt Nam và/hoặc pháp luật Cambodia.

Chúng tôi đề xuất Quý Công ty tham vấn Luật sư chuyên ngành thuế, kế toán để nắm và tuân thủ quy định pháp luật có liên quan.

1.2 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI CAMBODIA

Về cơ bản, toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục sẽ được chia thành 02 giai đoạn lớn, trong mỗi giai đoạn sẽ có các bước thực hiện như sau:

1.2.1 Giai đoạn 1: Thực hiện các thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Cambodia

  • Bước 1: Đăng ký thành lập Văn phòng đại diện tại Bộ Thương mại Cambodia (MOC).

Thời gian: Vào khoảng 25 - 30 ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ đối với VPDD lập tại tỉnh/thành khác.

  • Bước 2: Đăng ký mã số thuế cho Văn phòng đại diện tại Tổng cục thuế Cambodia (GDT).

Thời gian: Vào khoảng 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ tại GDT thì Văn phòng đại diện đã có thể đi vào hoạt động ngay mà không cần phải chờ đến khi hoàn tất thủ tục đăng ký thuế.

1.2.2 Giai đoạn 2: Thực hiện các thủ tục sau cấp phép tại Việt Nam

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Thời gian cấp phép có thể kéo dài hơn vì những lý do khách quan của cơ quan nhà nước. Trong trường hợp đó SBLaw sẽ cố gắng đẩy nhanh quá trình cấp phép để bảo vệ quyền lợi cho Khách hàng.

2. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Phạm vi công việc của SBLaw dự kiến như sau:

- Thực hiện các thủ tục thành lập Văn phòng đại diện tại Cambodia

  • Tư vấn các khía cạnh pháp lý có liên quan;
  • Thông báo đến Khách hàng các thông tin và tài liệu cần thiết;
  • Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ;
  • Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quá trình cấp phép;
  • Bổ sung, giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hồ sơ (nếu có);
  • Cập nhật thông tin về quá trình cấp phép cho Khách hàng; và
  • Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính và bàn giao cho Khách hàng, bao gồm Giấy chứng nhận thành lập Văn phòng đại diện, Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.

Toàn bộ công việc trong trong giai đoạn này sẽ do Luật sư đối tác của SBLaw tại Cambodia đảm nhận và thực hiện thay mặt cho Khách hàng.

- Thực hiện các thủ tục sau cấp phép tại Việt Nam

  • Tư vấn các khía cạnh pháp lý có liên quan;
  • Thông báo đến Khách hàng các thông tin và tài liệu cần thiết;
  • Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ;
  • Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quá trình cấp phép;
  • Bổ sung, giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hồ sơ (nếu có);
  • Cập nhật thông tin về quá trình cấp phép cho Khách hàng; và
  • Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính và bàn giao cho Khách hàng.

3. TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO


Các tài liệu chuyển giao để nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ được chuẩn bị bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, sau đó được dịch ra tiếng Khmer trước khi đệ trình lên Cơ quan có thẩm quyền của Cambodia. Khách hàng sẽ rà soát, phê chuẩn và ký, đóng dấu các tài liệu này.

4. PHÍ DỊCH VỤ, THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

  • Phí dịch vụ cho toàn bộ phạm vi công việc nêu trên là: 7000 USD (Bằng chữ: Bảy nghìn Đô-la Mỹ).

Lưu ý: Mức phí nêu trên đã bao gồm lệ phí hành chính phải nộp cho cơ quan nhà nước Việt Nam và Cambodia và phí dịch vụ của SBLaw nhưng chưa bao gồm các chi phí khác.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan