Con gái có nên học và theo đuổi nghề Luật, công việc vốn được xem là gian nan, khó khăn và nhiều thử thách. Con gái nên học luật gì phù hợp nhất? Con gái có nên học luật kinh tế hay không? Cùng Công ty luật SBLaw giải đáp trong bài viết dưới đây.
Con gái có nên học luật không?
Từ xưa đến nay, ngành Luật thường được hiểu nhầm là chỉ dành cho giới mày râu vì một số đặc trưng riêng biệt của ngành như khô khan, máy móc và ít tính sáng tạo. Nhưng liệu bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng phái yếu hoàn toàn có thể chọn học và theo đuổi ngành Luật như những ngành khác.
Thế nào là học Luật?
Học Luật, chính là học cách hiểu, cách tư duy thật "logic" và cả cách giải quyết các vấn đề, từ đơn giản cho đến phức tạp. Bạn cũng sẽ được học cách nghiên cứu các vấn đề liên quan tới các quy phạm Pháp Luật một cách tỉ mỉ và cẩn thận, để phục vụ cho quá trình học tập và cả các vấn đề ngoài xã hội. Với các bạn nữ, vốn luôn tỉ mỉ và cẩn thận khi giải quyết các vấn đề thay vì nóng vội như cánh mày râu, học Luật sẽ giúp các bạn tăng khả năng suy luận, khả năng phân tích và nhìn ra những "kẽ hở" trước mọi tình huống dù có "khó nhằn" tới đâu.
Học Luật, ngoài việc giúp cho các bạn nữ những kỹ năng như suy luận, phân tích ở phía trên, còn giúp các bạn trở nên tự tin hơn, dễ trò chuyện hơn khi đứng trước một người lạ, song song theo là kỹ năng thuyết trình "thượng đỉnh", có thể dễ dàng "khơi mào" và dẫn dắt vấn đề theo ý muốn mà không mấy ai đạt được. Vì bản chất của ngành Luật ngoài nghiên cứu các văn bản quy phạm Pháp Luật, còn liên quan rất nhiều đến việc diễn thuyết và giao tiếp ở ngoài xã hội, cũng như kỹ năng tranh tụng tại các phiên tòa.
Vậy phái yếu khi theo đuổi ngành Luật, liệu có thua thiệt, gian nan và thử thách quá không?
Câu trả lời được đưa ra là không, mặc dù xét về tính chất của ngành này, phái yếu sẽ chịu nhiều thua thiệt hơn so với nam giới trong ngành. Vì ngành Luật ngoài những yêu cầu mà phái yếu hoàn toàn đáp ứng được như sự tỉ mỉ, chăm chút và cẩn thận, vì câu chữ trong văn bản đã ký không sửa lại được, lời nói đã nói ra không rút lại được thì vẫn còn cả những yêu cầu khác. Một trong số đó là khả năng hùng biện và tư duy logic, tiếp theo là kỹ năng giao tiếp với đối tác thông qua bàn tiệc, điều mà phái yếu hoàn toàn có ít lợi thế hơn khi so với các đấng mày râu. Nên khi theo đuổi ngành Luật, phái yếu tuy được xem là bình đẳng nhưng vẫn phải chịu một số điểm thua thiệt và gian nan, nhưng may mắn là những điều này hoàn toàn có thể được cải thiện theo thời gian.
Bản thân ngành Luật cũng đầy áp lực khi "Deadline" và "Họp hành" trở thành những từ phổ biến vì diễn ra liên tục không ngừng, bất cứ ai cũng phải tự trau dồi kỹ năng và liên tục tiếp thu những thứ mới. Nói cách khác là khi xã hội thay đổi, những người trong ngành cũng sẽ phải tự thay đổi theo. Là phái yếu, bạn càng cần phải cố gắng hơn gấp nhiều lần để luôn có thể "vững chân" và bám trụ được trong ngành, cũng như chấp nhận việc phải liên tục giải quyết những yêu cầu không rõ ràng từ phía khách hàng, công ty và đối tác, nói chuyện và thảo luận với một số người mà trong thân tâm không hề muốn gặp mặt. Nhưng việc này cũng sẽ giúp,bạn nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng nắm bắt tâm lý một cách tinh tế và trở nên kiên trì, nhẫn nại hơn mỗi khi gặp rắc rối cần phải giải quyết .
Con gái có nên học luật kinh tế? Con gái nên học luật gì phù hợp nhất?
Con gái có nên học luật kinh tế
Bạn đã lựa chọn ngành luật là lối đi cho bản thân. Bạn băn khoăn về vấn đề con gái có nên học Luật kinh tế không? Thì hãy vui lên bởi vì luật kinh tế chính là 1 trong những ngành phù hợp nhất với phụ nữ. Ngành luật kinh tế sẽ rất phù hợp với các bạn gái có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn trong học tập cũng như làm việc.
Con gái nên học luật gì phù hợp nhất?
Vậy con gái nên học luật gì phù hợp nhất? Câu trả lời đó chính là luật kinh tế bởi vì 3 lý do sau:
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân tốt nghiệp ngành Luật kinh tế sẽ được mở rộng về tiềm năng nghề nghiệp. Họ hoàn toàn có thể đảm nhiệm các vị trí như pháp chế, tư vấn pháp luật, luật sư,...và công tác tại các cơ quan, tổ chức đa lĩnh vực.
Nguồn nhân lực
Vào thời gian gần đây, Luật kinh tế thực sự phát triển và nhu cầu về nguồn nhân lực trở nên khan hiếm hơn. Đặc biệt là đối với những nhân sự giỏi về trình độ chuyên môn.
Mức lương và phúc lợi
Nếu mới ra trường, sinh viên ngành Luật kinh tế có thể nhận mức lương trung bình từ 7 - 12 triệu/ tháng. Đối với nhân sự có kinh nghiệm lâu năm, mức lương có thể tăng lên đến hàng chục triệu đồng.
Những người phụ nữ thành công trong ngành luật trên thế giới
Sau cùng, hãy cùng chúng tôi điểm qua danh sách những người phụ nữ nổi tiếng từng theo đuổi ngành Luật, vốn được coi là "khó nhằn" này.
Bà Hillary Clinton
Nổi tiếng nhất trong số này là Hillary Clinton, một thượng nghị sĩ Mỹ, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, và từng là ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế Tổng Thống trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bà có trong tay tấm bằng tiến sĩ Luật của Đại Học Yale vào năm 1973.
Bà Caroline Kenedy
Tiếp theo là Caroline Kenedy, một tác giả người Mỹ, một Luật sư và hiện tại đang là đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, bà cũng được biết đến là thành viên của gia tộc Kenedy, người con của cố tổng thống Kenedy - vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Bà đã nhận bằng tiến sĩ Luật từ trường Luật Columbia.
Bà Ruth Bader Ginsburg
Và cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua Ruth Bader Ginsburg, một trong số chín thẩm phán của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ, một biểu tượng nữ quyền nổi tiếng. Bà tốt nghiệp ĐH Cornell nổi tiếng ở vị trí đầu bảng vào năm 1954. Cũng như tiếp tục theo học và tốt nghiệp hạng ưu ở ĐH Colombia. Trong những năm 1970, bà là giám đốc dự án nhân quyền của Liên Hiệp Tự Do dân sự Hoa Kỳ. Cho đến nay, mọi người vẫn quen với việc nhìn nhận bà là vị nữ thẩm phán quyền lực nhất nước Mỹ.
Những người phụ nữ tiên phong trong ngành luật tại Việt Nam
Luật Sư Nguyễn Thị Thu
Ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Luật Sư Nguyễn Thị Thu, bà là là một luật sư sáng lập của SBLAW và chịu trách nhiệm về mảng tư vấn tài chính, chứng khoán, bất động sản và đầu tư của công ty. Trước khi tham gia thành lập SBLAW, bà Thu đã từng làm việc cho Văn phòng Luật sư Chính và Cộng sự, Công ty Chứng khoán Bảo Việt thuộc Tập đoàn Bảo Việt. Qua quá trình làm việc tại các doanh nghiệp này, bà Thu đã đạt được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, bất động sản và chứng khoán.
Luật Sư Trương Thị Hòa
Tiếp theo là Luật Sư Trương Thị Hòa với câu nói nổi tiếng "Tôi thuộc về những phụ nữ nghèo". Bà đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành Luật, thường đi nói chuyện trong những buổi chuyên đề pháp luật từ cấp phường, xã cho đến quận, huyện, thành phố. Rất nhiều người dân, mà đa phần là những tiểu thương quanh năm tắt mặt đầu tối trong việc buôn bán thường đến để hỏi thăm bà khi gặp rắc rối với vấn đề pháp luật.
Nhiều trường hợp thắc mắc và không biết giải quyết rắc rối ra sao, sau khi đến gặp bà đã được giải quyết ổn thỏa. Ở Luật Sư Hòa luôn có một sự tín nhiệm cao đến từ những người phụ nữ buôn bán gánh bưng, vốn không thông thạo về pháp luật và thường dễ gặp rắc rối. Là phụ nữ, bà trên hết rất hiểu nỗi đau của những người cùng giới với mình.
Kết luận cho vấn đề con gái có nên học luật không?
Ngành Luật tuy có khó khăn, dễ dàng gian nan và làm người ta bỏ cuộc thật đấy, các bạn phái yếu vốn nhút nhát và tự ti có thể cảm thấy lạ lẫm khi mới bắt đầu bước chân vào ngành Luật. Nhưng theo thời gian trải qua khó khăn, qua những giai đoạn gập ghềnh khác nhau trong ngành, ai rồi cũng sẽ như người trồng cây đến ngày hái quả, trở thành người phụ nữ hiện đại, tinh tế, tự tin và bản lĩnh.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp toàn bộ thắc mắc vấn đề con gái có nên học và theo đuổi ngành luật không? Con gái có nên học luật kinh tế? Hi vọng các thông tin đó của SBLaw sẽ hữu ích cho các bạn nữ đang yêu thích và đam mê với ngành Luật khó khăn này.
Nguồn: https://thegioiluat.vn/bai-viet/con-gai-co-nen-hoc-va-theo-duoi-nganh-luat-458/