Cơ quan nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Nội dung bài viết

Khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phát hiện ra hành vi vi phạm nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể liên hệ với các cơ quan sau để gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm:

1.Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ (gồm thanh tra Bộ khoa học công nghệ và thanh tra sở khoa học công nghệ) có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp và xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trừ các hành vi vi phạm xảy ra trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

2. Cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông (gồm thanh tra Bộ và thanh tra Sở) có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp và hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

3. Cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước.

4. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; hành vi xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

5. Cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.

6. Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. (Điều 15 Nghị định 97/2010/NĐ-CP).

Như vậy có thể thấy, hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam rất đa dạng, khi phát hiện hành vi vi phạm, chủ thể quyền nên liên hệ với các đại diện sở hữu trí tuệ để được tư vấn, làm đơn và nộp đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan