Câu hỏi 7 trong Chương trình Bạn và Pháp luật về vấn đề thừa kế

Nội dung bài viết

Câu 7: Một người có tên là Ngọc ở thành phố Thanh Hóa hỏi: Bố tôi lập di chúc chia đều tài sản của bố cho hai chị em tôi vào năm 2006. Đến năm 2016, thì bố mất. Sau khi hoàn thành thủ tục ma chay cho bố thì chị em tôi phát hiện một di chúc khác được thành lập bằng văn bản vào năm 2015 với chữ kí của bố và hai người làm chứng. Nội dung di chúc để lại toàn bộ tài sản cho em trai tôi, với lý do năm 2014 em trai tôi bị tai nạn và mất khả năng lao động, còn tôi hiện nay có một công việc ổn định. Đề nghị Luật sư tư vấn, di chúc nào của bố tôi mới hợp pháp và di sản của ông được chia như thế nào?

Luật sư trả lời:

Do thời điểm bố bạn lập di chúc và qua đời là khi Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có hiệu lực nên trong trường hợp này sẽ áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005.

Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Điều 667 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc như sau:

“1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

2.Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, bố bạn di chúc để lại toàn bộ tài sản cho em trai anh bạn thì di sản bố bạn để lại được chia theo nội dung của di chúc. Trường hợp, có hai bản di chúc thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo nội dung của bản di chúc sau mà bố bạn lập năm 2015.

</table

Tham khảo thêm >> Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế tại SBLAW

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan