Câu 4: Thưa luật sư! Chúng ta đã trao đổi về những di sản và tài sản để lại! Trong bộ luật mới về thừa kế có qui định: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, luật sư có thể cho biết rõ hơn về qui định này?
Luật sư trả lời:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 2 trường hợp thừa kế đó là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Cụ thể:
- Khái niệm các loại thừa kế
-Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
- Về người được thừa kế
- Thừa kế theo di chúc: tất cả các các nhân, tổ chức có tên trong di chúc và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Pháp luật trọng ý chí của người lập di chúc. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên; con đã thành niên mà không có khả năng lao động nếu không có tên trong di chúc thì vẫn được hưởng một phần di sản tối thiểu bằng 2/3 một suất thừa kế.
- Thừa kế theo pháp luật: thứ tự được quy định như sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi của người chết.
+ Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị em, ruột của người đã chết, cháu ruột của người đã chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người đã chết; chắt ruột của người đã chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
- Trường hợp được thừa kế
-Thừa kế theo di chúc: theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, cá nhân được hưởng thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế phải đang hoạt động vào thời điểm mở thừa kế; những người thuộc diện đương nhiên nhận thừa kế: cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
- Thừa kế theo pháp luật gồm những trường hợp:
+ Không có di chúc
+ Di chúc không hợp pháp
+ Những người thừa kế đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
+Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Thứ tự áp dụng: thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.
4. Thừa kế thế vị
-Thừa kế theo di chúc: không có thừa kế thế vị
- Thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
|