Thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Nội dung bài viết

Từ ngày 10/3/2016, Nghị định số 07/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu có hiệu lực thi hành

Để được cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Và nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…

Quan trọng hơn nữa là thương nhân nước ngoài phải đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc đã hoạt động ít nhất 05 năm đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

Theo Nghị định này, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Lưu ý văn phòng đại diện đã được cấp phép thành lập trước ngày 10/3/2016 được tiếp tục hoạt động cho đến hết thời hạn của Giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã cấp.

Nghị định 07/2016/NĐ_CP thay thế Nghị Định 72/2016/NĐ_CP và bãi bỏ Điều 2 của Nghị định 120/2011/NĐ_CP.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/3/2016.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan