Tại sao cần pháp chế cho doanh nghiệp?

Nội dung bài viết

LỜI MỞ ĐẦU.

Trong nền kinh tế thị trường với đầy biến động như hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải những tranh chấp hay rắc rối pháp lý tiềm ẩn. Và đương nhiên, các ông chủ của những doanh nghiệp đều không mong muốn điều đó xảy ra, đồng thời họ đều rất cần một sự đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của họ.

Hoạt động của doanh nghiệp nói chung luôn gắn liền với thị trường và chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh, vì vậy, không thể phủ nhận, vai trò của pháp chế doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng.

PHÁP CHẾ TRONG DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ?

Theo quan điểm của Luật sư, ThS Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW thì pháp chế là một công cụ trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Bộ phận pháp chế là một bộ phận có chức năng đảm bảo về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, giúp cho người quản lý và doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn.

VAI TRÒ CỦA PHÁP CHẾ TRONG DOANH NGHIỆP.

Pháp chế doanh nghiệp là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc tham gia hỗ trợ quản trị nội bộ doanh nghiệp thông qua việc xây dựng, rà soát các quy tắc, quy định, đồng thời kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng với các đối tác nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Trong tình huống xấu nhất, khi phát sinh tranh chấp, bộ phận pháp chế sẽ tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp tối ưu nhất.

Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi thành lập ra bộ phận pháp chế là đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy tuyển pháp chế cho doanh nghiệp là rất cần thiết. Bộ phận pháp chế là cầu nối giữa thực thi pháp luật và hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

DỊCH VỤ PHÁP CHẾ CHO DOANH NGHIỆP

Việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hay chính doanh nghiệp xây dựng tuyến pháp chế cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết trước khi thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp và trong cả quá trình xây dựng phát triển doanh nghiệp.

Qua kinh nghiệm thực tiễn, Luật sư, ThS Nguyễn Thanh Hà đưa ra quan điểm: “Các doanh nghiệp Việt có thể chọn cho mình một hình thức hợp lý cho hoạt động pháp chế. Tùy thuộc vào quy mô và mức độ cần sử dụng của hoạt động tư vấn pháp luật mà thành lập riêng cho mình một đội ngũ pháp chế hoặc ký hợp đồng thuê Luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên

Đồng tình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp (Bộ Tư pháp) Nguyễn Duy Lãm cho rằng, cần tạo thói quen doanh nghiệp sử dụng pháp chế, có thể tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức tư vấn pháp lý thật sự phù hợp, bảo đảm lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại nhiều doanh nghiệp, do thiếu các chuyên viên pháp chếcông tác pháp chế không được chú trọng đã dẫn đến hàng loạt các hệ lụy về pháp lý diễn ra sau đó, việc giải quyết hậu quả là vô cùng khó khăn, tốn nhiều thời gian và kinh phí.

Giờ đây, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa vì đã có IURA - ứng dụng công nghệ đầu tiên tại Việt Nam và ở đây bạn hoàn toàn được hỏi đáp luật sư qua điện thoại ngoài ra còn cung cấp các giải pháp tư vấn pháp lý trực tuyến, là một cầu nối pháp lý giúp cho Doanh nghiệp tìm được một Luật sư phù hợp trong việc đảm bảo an toàn hành lang pháp lý.

Đối với doanh nghiệp chưa có phòng/ban pháp chế thì gói dịch vụ pháp lý thường xuyên cho Doanh nghiệp trên ứng dụng IURA trước tiên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho việc phải duy trì cả một phòng, ban pháp chế trong cơ cấu hoạt động của mình.

Với các doanh nghiệp đã có phòng/ban pháp chế thì trước khi quyết định một vấn đề quan trọng của Doanh nghiệp có thể tham khảo các lời khuyên, cố vấn pháp lý từ hơn 100 Luật sư giàu kinh nghiệm chuyên về lĩnh vực Doanh nghiệp, Hợp đồng, Thương mại, Lao động,... đến từ cộng đồng Luật sư IURA.

Ngoài am hiểu về pháp luật thì các Luật sư còn có những kiến thức sâu rộng về quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế khi được đào tạo từ các trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước như Seoul, Open University Malaysia, Pháp, Canada, ...vậy pháp lý khởi nghiệp là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp khi xây dựng một và phát triển một doanh nghệp

Hầu hết, các Luật sư đều có thể tư vấn bằng nhiều ngôn ngữ như Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Hoa,Tiếng Nga, Tiếng Nhật... trong lĩnh vực mua bán – sáp nhập, đầu tư – xúc tiến trong và ngoài nước, kinh doanh- hợp đồng, tư vấn về pháp lý, quản trị và kiểm soát nội bộ, lao động, thuế, tài chính cho doanh nghiệp.

Đặc biệt một số Luật sư là cố vấn pháp lý riêng cho những công ty, tập đoàn lớn như: Tosiba Vietnam, Herbalife, Phoenix Golf, Louis Vuitton, Deawoo – Hanel, bank of Tokyo Mitsubishi UFJ. Ltd, International Chamber of Commerce, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)... và các dự án đầu tư lớn từ các nhà đầu tư như Tập đoàn Hòa Bình, Đất Xanh, Altus Group, Kurihara...

Nguồn: https://iura.vn/bai-viet-iura/tai-sao-can-phap-che-cho-doanh-nghiep.html

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan