Một số sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến sở hữu công nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2018

Nội dung bài viết

Thông tư số 01/2007/TT-KHCN được ban hành ngày 14/02/2007 nhằm hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Thông tư trên đã được sửa đổi ba lần theo các Thông tư số 13/2010/TT-KHCN, Thông tư số 18/2011/TT-KHCN và Thông tư số 05/2013/TT-KHCN.

Việc tiếp tục ban hành Thông tư số 16/2016/TT-KHCN ngày 30/06/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-KHCN nêu trên nhằm các mục đích sau:

-Sửa đổi bổ sung các quy định còn thiếu hoặc không phù hợp nhằm thống nhất áp dụng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

- Tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về áp dụng pháp luật cho các thủ tục giải quyết khiếu nại nhằm giảm đến mức tối thiểu đơn khiếu nại theo Luật Khiếu nại.

Những điểm mới của Thông tư này bao gồm:

Thứ nhất, sửa đổi bổ sung nhằm thống nhất áp dụng pháp luật và tạo thuật lợi cho người nộp đơn:

1. Sửa đổi, bổ sung liên quan đến các quy định chung trong thủ tục xác lập quyền.

2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thủ tục đăng ký sáng chế, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp và thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

3. Sửa đổi, bổ sung liên quan đến đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

4. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến đại diện sở hữu công nghiệp.

5. Bổ sung quy định về bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.

6. Điều chỉnh thời hạn cho người nộp đơn và Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình thẩm định đơn.

7. Bãi bỏ một số quy định không phù hợp; Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn thi hành.

Thứ hai, sửa đổi các quy định về khiếu nại tại Điểm 22 của Thông tư:

Các quy định về khiếu nại tại Điểm 22 của Thông tư được sửa đổi một cách toàn diện trên cơ sở xác định rõ bản chất của khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, bao gồm:

1. Làm rõ người có quyền khiếu nại và đối tương khiếu nại.

2. Làm rõ các loại quyết định, thông báo có thể khiếu nại; quyết định, thông báo không bị coi là đối tương khiếu nại và quyết định, thông báo bị coi là trái pháp luật.

3. Làm rõ nguyên tắc cấm thay đổi hồ sơ khiếu nại, sửa đổi/bổ sung đơn là đối tượng của quyết định bị khiếu nại.

4. Bổ sung quy định chi tiết về văn bản giải trình lý do khiếu nại làm căn cứ khiếu nại và quyết định khiếu nại.

5. Bổ sung quy định về các đối tượng ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại hoặc các trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại.

6. Bổ sung quy định về cơ chế sử dụng chuyên gia tư vấn, hợp đồng tư vấn về giải quyết khiếu nại.

7. Bổ sung quy định về công bố quyết định giải quyết khiếu nại.

Thông tư số 16/2016/TT-KHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.


0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan