Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Malaysia

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Hiện tại chúng tôi đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh, cụ thể là muốn thành lập doanh nghiệp tại Malaysia. Đề nghị Luật sư tư vấn cụ thể chi tiết về quy trình, thời gian thực hiện và nội dung công việc.

Luật sư trả lời: Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn về thủ tục thành lập công ty tại Malaysia. Chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Lộ trình và thời gian thực hiện:

Lộ trình SB Law thực hiện thủ tục cấp phép sẽ được thực hiện với các bước như sau:

1.1. Chuẩn bị hồ sơ cấp phép:

Chúng tôi sẽ thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ Quý Khách hàng. Sau khi nhận được thông tin cần thiết từ Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật cũng như theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Hồ sơ đăng ký sẽ được gửi tới Quý Khách hàng để rà soát và cho ý kiến nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung trong hồ sơ đăng ký. Sau khi cập nhật hồ sơ dựa trên ý kiến của Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ xin ý kiến sơ bộ của của cơ quan có thẩm quyền về hồ sơ đăng ký. Cuối cùng, chúng tôi sẽ gửi toàn bộ hồ sơ để Quý Khách hàng ký. Thời hạn để hoàn tất bước này dự kiến 05 ngày làm việc.

1.2. Thủ tục cấp phép:

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ có chữ ký và đóng dấu, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền tại Malaysia. Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Quý Khách hàng sẽ nhận được Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của Công ty mới thành lập.

Như vậy, sau thời gian trong khoảng 10-15 ngày, Quý Khách hàng sẽ nhận được Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. Lưu ý các mốc thời gian nêu trên không kể thời gian cần thiết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

2. Phạm vi công việc:

Phạm vi dịch vụ của chúng tôi sẽ bao gồm:

2.1. Chuẩn bị hồ sơ về việc thành lập công ty:

  • Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật Malaysia;
  • Tra cứu tên công ty (không quá 03 tên);
  • Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;
  • Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;
  • Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;

Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

2.2. Thủ tục cấp phép:

  • Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
  • Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và;
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc nhận Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan