Tư vấn lập công ty cho nhà đầu tư Thái Lan

Nội dung bài viết

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là nhà đầu tư cá nhân tới từ Thái Lan, muốn thành lập 1 Công ty A ở Sài Gòn với vốn 100% Thái Lan.

Công ty A sẽ thực hiện việc đầu tư vào công ty B (vốn 100% Việt Nam) tại Sài Gòn ở ngành nghề: Dịch vụ cắt tóc và làm đẹp, spa (cho người Việt Nam và người nước ngoài).

Vậy SBLAW tư vấn giúp:

1. Ngành nghề cần thiết của Công ty A này là gì? Có điều kiện gì cần đáp ứng không?

2. Khi công ty A này đầu tư vào công ty B trong ngành trên, có rào cản nào không?

3. Đối với công ty con dịch vụ cắt tóc: có cần điều kiện gì không vì công ty này chưa thành lập. Dự kiến là có 1 người VN sẽ đứng ra thành lập.

Luật sư trả lời: Rất vui khi nhận được yêu cầu của nhà đầu tư. Liên quan đến yêu cầu dưới đây, Luật sư SBLAW có ý kiến trả lời như sau:

1. Thành lập công ty A:

Phương án 1: Nếu thực tế Công ty A chỉ có chức năng là nắm giữ và đầu tư vào công ty B, thì tối ưu nhất là thành lập công ty A với ngành nghề là hoạt động nắm giữ tài sản theo mã ngành 642. Tuy nhiên, hoạt động này không được đề cập đến trong WTO cho nên khi xin phép ngành nghề này, sở kế hoạch và đầu tư thành phố sẽ phải xin ý kiến chấp thuận của các Bộ như Bộ công thương, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng nhà nước.

Phương án 2: Trong trường hợp nhà đầu tư định đầu tư vào hoạt động trong các ngành nghề khác (ví dụ như tư vấn quản lý hoặc dịch vụ quản lý) và sau đó đầu tư góp vốn mua lại công ty B. Quyền đầu tư vốn góp vào doanh nghiệp khác của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thừa nhận và quy định tại Điều 23 Luật đầu tư năm 2014.

Do vậy, về mặt luật pháp thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép đầu tư mua vốn góp vào các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được đưa vào để thực hiện dự án đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư ban đầu (tức dự án thành lập và vận hành công ty A). Do vậy, nếu như doanh nghiệp sử dụng phần vốn đó để đi thực hiện dự án công ty B (dự án công ty cắt tóc, spa và làm đẹp) thì tại thời điểm hiện nay, cơ quan chức năng có thể yêu cầu giải trình về việc thực hiện dự án đầu tư theo đúng nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.

Phương án 3: Thành lập công ty A (100%) vốn trong nước với ngành nghề kinh doanh bình thường (như tư vấn quản lý...). Sau đó, nhà đầu tư Thái Lan sẽ mua lại 100% vốn góp của công ty A này. Ưu điểm của Phương án này là khắc phục được cái hạn chế của Phương án 2 (vì phương án này sẽ không làm phát sinh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

2. Đầu tư vào công ty B:

Do công ty A là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nên việc công ty A đầu tư mua vốn góp vào công ty B sẽ được thực hiện theo thủ tục đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp này, lĩnh vực cắt tóc có mã ngành nghề là 963 - Hoạt động dịch vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu bao gồm cắt tóc, gội đầu, làm đầu, trang điểm, làm móng chân, móng tay...

Hoạt động này chưa được cam kết trong biểu cam kết của Việt Nam gia nhập WTO cho nên chắc chắn trước khi cấp phép sở kế hoạch và đầu tư thành phố sẽ phải xin ý kiến phê duyệt của Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư...

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan