Thủ tục đầu tư lập khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Nhà đầu tư hỏi: Chúng tôi là nhà đầu tư tới từ Singapore và muốn đầu tư tại Việt Nam và đã thành lập một công ty liên doanh tại Việt Nam với tỷ lệ vốn góp là Việt Nam chiếm 30% và nước ngoài chiếm 70%.

Công ty liên doanh sẽ xin phép nhà nước Việt Nam được sử dụng một khu vực có diện tích khoảng 1500 hec-ta và xây dựng thành một khu chế xuất (hoặc khu công nghiệp) và cảng tại một tỉnh phía Nam Việt Nam.

Trong giai đoạn thứ nhất, dự định thu hút vài chục công ty có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư, khai thác và đặt trụ sở chính trong khu vực này.

Tổng số tiền đầu tư trong giai đoạn này là hơn 215 triệu USD.

Những câu hỏi mà công ty đó muốn biết như sau:

Câu hỏi 1: Nếu thực hiện dự án đó thì cơ cấu cổ phần công ty liên doanh có hợp pháp không?

Trả lời: Đối với lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất và cảng, pháp luật Việt Nam không quy định điều kiện đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, việc nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam với tỷ lệ 70/30 là phù hợp.

Câu hỏi 2. Theo pháp luật Việt Nam, nếu công ty liên doanh đó muốn xin phép sử dụng một khu vực khoảng 1200 hec-ta để xây dựng thành một khu chế xuất (hoặc khu công nghiệp) và cảng tại một tỉnh của Việt Nam thì có thể thực hiện được không? Trình tự xin phép là gì và cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn?

Trả lời: - Với dự án có quy mô đầu tư khoảng 1200 ha và số vốn đầu tư là 215 triệu USD thì cần phải xin chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

- Trình tự xin chấp thuận (quyết định) chủ trương đầu tư của Thu Tướng:

- Chuẩn bị hồ sơ gồm: (1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; (2) Giấy chứng nhận thành lập nhà đầu tư; (3) Đề xuất dự án đầu tư; (4) Giải trinh năng lực tài chính của nhà đầu tư; (5) Các tài liệu thể hiện năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm báo cáo tài chính, xác nhận số dư tài khoản.

- Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau đó Sở KHĐT sẽ gửi hồ sơ cho Bộ KHĐT lấy ký kiến. Sau khi nhận được ý kiến từ Bộ, Sở KHĐT sẽ trình UBND cấp tỉnh xem xét và gửi Bộ KHĐT. Tiếp theo, Bộ KHĐT sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng quyết định chủ trương.

Câu hỏi 3. Nếu thu hút vài chục công ty có vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ như công ty cho thuê kho và vận chuyển quốc tế, công ty xuất nhập khẩu, công ty sản xuất và chế biến,..vân vân) vào khu chế xuất (hoặc khu công nghiệp) và cảng thì sẽ cần làm những thủ tục gì? Cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn ? Chi phí thế nào? Có chính sách ưu đãi gì? Những quy định về ngành nghề hạn chế như thế nào? Theo pháp luật việt nam có những quy định hạn chế về cơ cấu cổ phần của công ty dự định đặt trụ sở chính và kinh doanh trong khu vực này không?

Trả lời: Khi đã thành lập khu công nghiệp, các nhà đầu tư sẽ vào đó lập nhà máy, công ty và cơ sở kinh doanh, tuỳ theo lĩnh vực và ngành nghề đầu tư, sẽ có quy định về tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài.

Ban Quản lý khu công nghiệp thuộc UBND tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập công ty và cấp Giấy phép đầu tư cho những doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đối với một số dự án, Ban quản lý khu công nghiệp cũng cần tham vấn ý kiến của các Bộ Ban Ngành ở Trung ương và địa phương trước khi cấp phép.

Tuy nhiên, khi đầu tư vào khu công nghiệp, do đã có quy hoạch và đồng bộ về hạ tầng, trình tự thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp cho các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được khuyến khích.

Câu hỏi 4: Sau khi những công ty đó được thu hút thành lập thì sẽ đóng thuế như thế nào và là bao nhiêu? Thủ tục liên quan và các vấn đề xoay quanh lĩnh vực thuế?

Trả lời: Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty, các loại thế liên quan đến doanh nghiệp gồm:

- Thuế Giá trị gia tăng

- Thuế tiêu thụ đặt biệt

- Thuế xuất, nhập khẩu

- Thuế tài nguyên

- Thuế môn bài

- Thuế TNDN;

- Tiền thuê đất,

- Phí, lệ phí;

- Thuế thu nhập cá nhân.

Câu hỏi 5.Nếu công ty có vốn đàu tư nước ngoài muốn kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, mua bán tài nguyên khoáng sản thì quy định của pháp luật việt nam thế nào và chính sách thế nào?

Trả lời: Theo quy định Luật khoáng sản, công ty có vốn đầu tư nước ngoài muốn hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản cần phải đăng ký và xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Điều kiện để xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan