Tại sao bản quyền không cần đăng ký nhưng vẫn được bảo hộ?

Nội dung bài viết

Quyền tác giả - quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ một cách khác nhau

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, khi tác giả sáng tác ra một tác phẩm, ví dụ bài hát, bản nhạc, truyện, thơ hoặc những đối tượng khác của bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ sẽ phát sinh ngay thời điểm được thể hiện ra bằng một hình thức vật chất nhất định mà không cần phải đăng ký.

Điều này rất khác so với việc bảo hộ đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, ví dụ như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, quyền sở hữu đối với những đối tượng này chỉ phát sinh khi nhà nước cấp văn bằng bảo hộ.

Tại sao lại có sự khác biệt này? Việc khác biệt này do bản chất của bản quyền là tác giả khi sang tác ra tác phẩm là sản phẩm độc nhất, duy nhất, thông qua quá trình phản ánh thế giới khách quan bằng ý chí chủ quan của mình.

Ngược lại, đối với nhãn hiệu hoặc các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp, có thể có rất nhiều ý tưởng trùng lặp nhau, và để tránh tranh chấp thì nhà nước khuyến khích chủ thể quyền đăng ký.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả cũng vô cùng quan trọng bởi vì khi chủ sở hữu quyền đăng ký, khi có tranh chấp, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên không đăng ký bản quyền.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan