Với mục tiêu tăng cường an ninh mạng và củng cố các biện pháp bảo vệ dữ liệu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 13/2023/ND-CP, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Nghị định này yêu cầu các doanh nghiệp trong nước đóng vai trò là Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân (PDC), Bên xử lý dữ liệu cá nhân (PDP) hoặc cả hai (PDCP) phải chuẩn bị và gửi hồ sơ đánh giá tác động liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu. Việc nộp hồ sơ được gửi trực tiếp đến Cục An ninh mạng, Bộ Công an, đánh dấu thời điểm then chốt đối với doanh nghiệp trong kỉ nguyên số.
Quy trình nộp hồ sơ
Hiện nay, các doanh nghiệp được yêu cầu phải chuẩn bị và nộp hồ sơ đánh giá tác động một cách tỉ mỉ và đồng thời phải được Bộ Công An xem xét và phê duyệt chặt chẽ. Việc nộp hồ sơ này là bắt buộc, yêu cầu các đơn vị nộp hồ sơ phải kịp thời giải quyết bất kỳ thay đổi nào hoặc tuân thủ các yêu cầu của Bộ Công an.
Những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải:
Việc thực thi Nghị định số 13/2023/ND-CP đã mang lại nhiều thách thức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp tham gia nhiều vào hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân quy mô lớn, chẳng hạn như các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, bán lẻ, F&B, phát triển phần mềm. Một số trở ngại đáng chú ý có thể được kể đến như:
Xác định sự tham gia của bên thứ ba:
Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn để phân định các đơn vị tham gia vào việc xử lý dữ liệu cá nhân. Sự phức tạp càng gia tăng vì các doanh nghiệp cần phải thừa nhận vai trò của các cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương, vốn được coi là bên nhận chuyển giao dữ liệu cá nhân từ doanh nghiệp. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ kê khai thuế hoặc đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được vấn đề này nên đã tạo thêm rào cản trong việc tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu.
Duy trì đội ngũ nhân sự tại chỗ:
Các doanh nghiệp đang lo lắng khi phải duy trì một đội ngũ làm việc toàn thời gian tại Việt Nam chỉ với mục đích kiểm soát dữ liệu cá nhân. Yêu cầu này đặt ra vấn đề nan giải, đặc biệt đối với các công ty có vốn nước ngoài thường ưu tiên duy trì đội ngũ Công nghệ thông tin của họ ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc tạo ra sự cân bằng giữa việc tuân thủ các quy định và hoạt động một cách hiệu quả trở thành yêu cầu chiến lược, làm tăng thêm sự phức tạp cho quá trình ra quyết định.
Tác động lên nhiều khía cạnh:
Báo cáo toàn diện theo yêu cầu của Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định chi tiết tác động của việc xử lý dữ liệu cá nhân đối với hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính và các vấn đề xã hội khác như y tế, giáo dục, v.v. đã đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề này. Để soạn thảo báo cáo gồm đầy đủ các khía cạnh theo yêu cầu của pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết thấu đáo về những tác động của việc xử lý dữ liệu cá nhân, điều này càng đặt thêm gánh nặng cho các tổ chức mong muốn tuân thủ các quy định một cách tuyệt đối.
Tham khảo thêm >> Dịch vụ Tư vấn về bảo vệ dữ liệu của SBLAW
Công ty luật SB: Đối tác đáng tín cậy về tuân thủ pháp luật
Nhận thức được bản chất phức tạp của những thách thức này, SB Law, một công ty luật chuyên nghiệp, là đối tác đáng tin cậy hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn về pháp lý và hành chính liên quan đến Nghị Định số 13/2023/NĐ-CP.
Đội ngũ của chúng tôi được trang bị kiến thức chuyên sâu để cung cấp dịch vụ toàn diện, bao gồm việc chuẩn bị và nộp các báo cáo theo quy định, đồng thời tiếp nhận thông tin phản hồi từ Bộ Công an để đảm bảo việc cập nhật thông tin và giải trình cần thiết tới các doanh nghiệp.
Với tư cách là đơn vị cung cấp giải pháp pháp lý chuyên nghiệp, SB Law hiểu rõ bối cảnh pháp lý luôn thay đổi và cam kết đem đến cho các doanh nghiệp những giải pháp hợp lý để tuân thủ các quy định pháp luật.
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu được trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Tại SB Law, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ không chỉ trong việc giúp tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ các quy định mà còn bảo vệ các hoạt động xử lý dữ liệu một cách hiệu quả.