Hướng dẫn cách viết Bản mô tả sáng chế giải pháp hữu ích

Nội dung bài viết

Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích là một tài liệu không thể thiếu khi tiến hành đăng ký sáng chế. Hiện nay nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc hoàn thiện bản mô tả đúng quy định để nộp hồ sơ dăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích là gì? Cách viết bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích chính xác như thế nào? Cùng Công ty luật SBLAW tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Cơ sở pháp lý

Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích là gì?

Mặc dù không có văn bản nào đặc thù định nghĩa khái niệm bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích, ta có thể tham khảo quy định tại Khoản 1 Điều 102 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, mà quy định yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế như sau:

“Điều 102. Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế

1.Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.”

Dựa trên đó, bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích là yếu tố bắt buộc cần có trong đơn đăng ký sáng chế. Khi đăng ký sáng chế, bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích trở thành tài liệu quan trọng và không thể thiếu, giúp cá nhân và tổ chức đăng ký sáng chế một cách chính xác.

Để một bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích được công nhận, nó cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phải bộc lộ đầy đủ và rõ ràng về bản chất của sáng chế, đến mức có thể thực hiện được bởi người có kiến thức trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
  • Phải chứa nội dung giải thích vắn tắt về hình vẽ đi kèm, nếu cần, để làm rõ thêm về bản chất của sáng chế.
  • Phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích là gì
Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích là gì?

Nội dung chính của bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Khi thực hiện việc soạn bản mô tả sáng chế và giải pháp hữu ích, người lập cần chú ý đến những yếu tố sau đây, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật:

  • Tên của  sáng chế, giải pháp hữu ích là gì?;
  • Nội dung về lĩnh vực kỹ thuật được đề cập trong bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích;
  • Tình trạng kỹ thuật của sáng chế, giải pháp hữu ích ở thời điểm lập bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích như thế nào?;
  • Nội dung mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế,giải pháp hữu ích;
  • Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo, nếu  sáng chế, giải pháp hữu ích có;
  • Người lập bản mô tả sáng chế, giải  pháp hữu ích cần mô tả chi tiết sáng chế;
  • Các ví dụ thực hiện sáng chế,giải pháp hữu ích, nếu cần;
  • Nội dung yêu cầu bảo hộ; Nội dung bản tóm tắt sáng chế.
Hướng dẫn cách viết Bản mô tả sáng chế giải pháp hữu ích
Hướng dẫn cách viết Bản mô tả sáng chế giải pháp hữu ích

Hướng dẫn cách viết bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Để viết được bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích bạn cần chú ý 8 phần sau:

Tên sáng chế, giải pháp hữu ích:

Trong quá trình soạn bản mô tả sáng chế và giải pháp hữu ích, người lập cần đặt tên cho sáng chế hoặc giải pháp hữu ích một cách ngắn gọn, rõ ràng và phù hợp với đối tượng, chức năng, hoặc lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế hướng đến. Đặc biệt, lưu ý rằng tên của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích không nên mang tính quảng cáo, mà cần thể hiện một cách chính xác và không chệch lệch tính chất chuyên ngành.

Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập trong bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích:

Người soạn thảo bản mô tả sáng chế và giải pháp hữu ích cần đề cập đến các nội dung liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật cụ thể mà sáng chế hoặc giải pháp hữu ích có ảnh hưởng đến hoặc được áp dụng. Tuy nhiên, việc xác định các lĩnh vực này cần tuân thủ theo phân loại sáng chế quốc tế để đảm bảo tính chính xác và nhất quán.

Tình trạng kỹ thuật của sáng chế, giải pháp hữu ích

Người soạn thảo bản mô tả sáng chế và giải pháp hữu ích cần mô tả một hoặc một số giải pháp kỹ thuật tương tự đã biết, có bản chất kỹ thuật tương đương, mục đích tương tự hoặc giải quyết cùng một vấn đề như sáng chế. Đồng thời, cần phải điểm ra các dấu hiệu cơ bản và các nhược điểm của những giải pháp này một cách chi tiết.

Trong quá trình trình bày, người lập bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích có thể chọn cách tiếp cận theo hai hình thức:

  • Liệt kê từng giải pháp kỹ thuật, nêu rõ các đặc điểm cơ bản của chúng và sau đó chỉ ra nhược điểm cụ thể cùng với nguyên nhân tạo nên chúng.
  • Trình bày toàn bộ các giải pháp kỹ thuật một cách tổng thể, sau đó chỉ ra nhược điểm chung và riêng của mỗi giải pháp.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải thực hiện việc trích dẫn nguồn thông tin một cách rõ ràng và chi tiết. Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật của các giải pháp, điều này cũng cần được ghi chú rõ trong bản mô tả sáng chế.

Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế, giải pháp hữu ích

Trong quá trình trình bày phần mô tả sáng chế và giải pháp hữu ích, cần chú ý đến việc mở đầu phần mô tả bằng một đoạn trình bày mục đích sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm đạt được hoặc giải quyết vấn đề kỹ thuật. Điều này nhằm khắc phục các hạn chế và thiếu sót của các giải pháp gần giống nhất đã được đề cập ở phần "Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích".

Sau phần mở đầu, người soạn thảo cần mô tả các dấu hiệu cấu thành sáng chế và giải pháp hữu ích. Trọng điểm là phải nêu rõ các dấu hiệu mới so với các giải pháp kỹ thuật tương tự đã được đề cập ở phần "Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích".

Trong quá trình mô tả bản chất kỹ thuật, cần tập trung đến các loại dấu hiệu mô tả, phụ thuộc vào dạng sáng chế, giải pháp hữu ích:

Đối với dạng cơ cấu:

  • Chi tiết, cụm chi tiết, và chức năng của chúng.
  • Hình dạng của chi tiết, cụm chi tiết.
  • Vật liệu làm chi tiết, cụm chi tiết.
  • Kích thước của chi tiết, cụm chi tiết.
  • Tương quan vị trí giữa các chi tiết, cụm chi tiết.
  • Cách liên kết các chi tiết, cụm chi tiết.

Đối với dạng phương pháp:

  • Các công đoạn thực hiện.
  • Trình tự thực hiện các công đoạn.
  • Các điều kiện kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất, thời gian, chất xúc tác,...) để thực hiện các công đoạn.
  • Phương tiện/thiết bị để thực hiện các công đoạn.

Lưu ý rằng phải trích dẫn nguồn thông tin một cách rõ ràng và chi tiết. Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật của các giải pháp, điều này cũng cần được ghi chú rõ trong bản mô tả sáng chế. Tránh viết phần bản chất kỹ thuật dưới dạng tổng quát vượt quá phạm vi yêu cầu bảo hộ và mô tả chi tiết các dấu hiệu cấu thành sáng chế, đặc biệt là những dấu hiệu mới so với các giải pháp đã nêu.

Vấn đề mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có)

Nếu bản mô tả sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đi kèm với hình vẽ để làm rõ bản chất của sáng chế, người lập bản mô tả cần kèm theo một danh mục các hình vẽ và giải thích vắn tắt cho từng hình.

Ví dụ thực hiện sáng chế

Trong quá trình soạn bản mô tả sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, người lập cần cung cấp ví dụ thực hiện để chứng minh khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế và khả năng đạt được mục đích đề ra. Điều này là quan trọng vì các ví dụ này giúp làm rõ và minh họa cách sáng chế hoặc giải pháp có thể được thực hiện trong môi trường thực tế.

Yêu cầu bảo hộ

Khi trình bày phần mô tả sáng chế và giải pháp hữu ích, cần chú ý đến phần nội dung Yêu cầu bảo hộ, vì đây là phần quan trọng xác định phạm vi bảo hộ của sáng chế hoặc giải pháp. Trong quá trình trình bày phần này, việc xác định yêu cầu bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm. Mỗi điểm cần được trình bày thành một đoạn riêng với số đánh thứ tự ở đầu. Mỗi điểm độc lập trong yêu cầu bảo hộ cần được chia thành hai phần:

  1. Phần giới hạn: Gồm các nội dung như tên đối tượng và các dấu hiệu để xác định sáng chế hoặc giải pháp hữu ích. Phần này phải trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết nêu ở phần tình trạng kỹ thuật.
  2. Phần khác biệt: Bắt đầu bằng các từ như "khác biệt ở chỗ" hoặc "đặc trưng ở chỗ" và chỉ ra các dấu hiệu khác biệt của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích. Các dấu hiệu này, khi kết hợp với các dấu hiệu đã biết ở phần giới hạn, tạo nên sự độc đáo của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.

Nội dung yêu cầu bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện như:

  • Phải phù hợp với bản mô tả và hình vẽ.
  • Yêu cầu bảo hộ phải chứa đủ các dấu hiệu cơ bản để đạt được mục đích hoặc giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
  • Không chứa các chỉ dẫn liên quan đến bản mô tả và hình vẽ; không chứa hình vẽ.
  • Mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ chỉ đề cập tới một đối tượng yêu cầu bảo hộ.
  • Cấu trúc của yêu cầu bảo hộ phải tuân theo quy định pháp luật.
  • Yêu cầu bảo hộ có thể bao gồm một hay nhiều điểm độc lập, mỗi điểm có thể có các điểm phụ thuộc.

Bản tóm tắt

Trong quá trình trình bày bản tóm tắt, người lập bản mô tả sáng chế hoặc giải pháp hữu ích cần diễn đạt một cách rõ ràng, sử dụng ít từ ngữ nhất có thể, thường không vượt quá 150 từ. Đồng thời, phần tóm tắt cần đảm bảo chứa các nội dung cơ bản như:

  1. Lĩnh vực ứng dụng: Xác định lĩnh vực mà sáng chế được sử dụng hoặc liên quan đến.
  2. Tên sáng chế: Đề cập đến tên chính xác của sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
  3. Bản chất kỹ thuật: Tóm tắt ngắn gọn về bản chất kỹ thuật của sáng chế, lưu ý rằng chi tiết đã được trình bày tại phần mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế.

Thông qua việc tối giản hóa và tóm tắt những điểm quan trọng, phần tóm tắt trở nên hiệu quả và dễ hiểu cho người đọc.

Với những hướng dẫn cách viết Bản mô tả sáng chế giải pháp hữu ích bạn đã nắm rõ được chưa? Nếu chưa quý khách hàng có thể liên hệ ngay tới công ty luật SBLAW. Các nhân viên của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng 24/7.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan