Câu hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư từ Thái Lan, tổ chức công ty theo mô hình holding, công ty chúng tôi có sở hữu một số công ty khác tại Việt Nam với tỷ lệ 49% hoặc thấp hơn.
Theo Thông tư mới của ngân hàng nhà nước thì những công ty con của chúng tôi có tỷ lệ vốn đầu tư từ 49% thì sẽ phải đóng tài khoản vốn.
Vậy mình muốn hỏi bên SB law là: lý do vì sao mà ngân hàng nhà nước lại ban hành thông tư về sự thay đổi này?
Với sự thay đổi này thì Doanh nghiệp nước ngoài (đầu tư dưới dạng trực tiếp và gián tiếp) được lợi gì và ảnh hưởng gì?
Trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, luật sư SBLAW trả lời như sau;
Theo quy định tại Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đối với các doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 3
(a. Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b. Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:
(i) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
(ii) Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
(iii) Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành;) sẽ không thuộc diện phải thực hiện yêu cầu mở Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện nêu tại Khoản 2, Điều 3 nêu trên đã tiến hành mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì tiến hành thủ tục đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư 06/2019/TT-NHNN có hiệu lực (hạn cuối cùng sẽ là ngày 6 tháng 9 năm 2020).
Theo ý kiến đánh giá của chúng tôi, động thái nói trên của Ngân hàng nhà nước hoàn toàn nhằm mục đích quản lý ngoại hối và hoàn thiện quy định pháp luật bảo đảm sự đồng bộ giữa quy định về quản lý ngoại hối và hoạt động đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật về đầu tư của Việt Nam.
Mục đích của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là để tiếp nhận khoản tiền mua cổ phần hoặc góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Do đó, đối với các doanh nghiệp không được xếp vào loại Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo định nghĩa của Luật đầu tư thì việc yêu cầu duy trì tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không phù hợp.
Mời Quý vị xem thêm nội dung sau:
0/5
(0 Reviews)