Trong thời gian gần đây, cùng với việc gia tăng xuất khẩu hàng húa của Việt Nam ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tâm tới việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài. Dưới đây, SBLAW sẽ trình bày thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam để quý khách hàng có thể nắm được.
Có mấy cách để đăng ký nhãn hiệu quốc tế ra nước ngoài?
Thông thường, có 2 cách để bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu tại nước ngoài,
- Cách thứ nhất: là đăng ký trực tiếp tại các quốc gia,
- Cách thứ hai: là đăng ký thông qua Hệ thống Madrid (gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid).
Bài viết sau đây giới thiệu một cách cụ thể trình tự nộp đơn, xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid có nguồn gốc Việt Nam, có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam nộp đơn ra nước ngoài từ lãnh thổ Việt Nam.
Hệ thống Madrid - Hệ thống đăng ký nhãn hiệu trên toàn thế giới
Bạn có thể dễ dàng quản lý đăng ký nhãn hiệu quốc tế của mình thông qua hệ thống Madrid. Vậy hệ thống Madrid là gì? Sử dụng hệ thống Madrid như thế nào? Hôm nay, Công ty luật SBLAW sẽ giới thiệu những thông tin chi tiết về hệ thống Madrid
Hệ thống Madrid là gì?
Hệ thống đăng ký quốc tế ( tiếng anh gọi là Madrid System) là một cơ chế quốc tế giúp tối ưu hóa quá trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Hệ thống này dựa trên một trái ước quốc tế đa phương, gồm có Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid (1989).
Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu bao gồm Thoả ước Madrid (MA) và Nghị định thư (Protocol) (MP). Thoả ước Madrid (MA) đã được sáng lập từ năm 1891 và có 56 quốc gia thành viên tính đến ngày 15/7/2009. Vì nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Singapore và Australia không tham gia MA, nên Nghị định thư (MP) ra đời vào năm 1989 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/1995. Việt Nam tham gia cả Thoả ước Madrid (MA) và Nghị định thư (MP) với ngày tham gia cụ thể là MA: 8/3/1949 và MP: 11/7/2006.
Chức năng hệ thống Madrid
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng hệ thống đăng ký nhãn hiệu Madrid để đăng ký nhãn hiệu của mình tại các quốc gia thành viên. Hệ thống này được xây dựng trên cơ sở Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid.
Hệ thống Madrid là một giải pháp thuận tiện và hiệu quả về chi phí để đăng ký và quản lý nhãn hiệu trên toàn thế giới. Nộp một đơn đăng ký duy nhất và trả một khoản phí để đăng ký bảo hộ ở tối đa 124 quốc gia. Sửa đổi, gia hạn hoặc mở rộng danh mục nhãn hiệu toàn cầu của bạn thông qua một hệ thống tập trung.
Hệ thống Madrid là một giải pháp thuận tiện và hiệu quả về chi phí để đăng ký và quản lý nhãn hiệu trên toàn thế giới. Nộp một đơn đăng ký duy nhất và trả một khoản phí để đăng ký bảo hộ ở tối đa 124 quốc gia. Sửa đổi, gia hạn hoặc mở rộng danh mục nhãn hiệu toàn cầu của bạn thông qua một hệ thống tập trung.
Cả hai văn bản này đều thiết lập một quy trình hành chính cho phép việc đăng ký thương hiệu ở nhiều quốc gia chỉ thông qua việc sử dụng một đơn đăng ký thương hiệu duy nhất. Tuy nhiên, giữa việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid vẫn có những điểm khác biệt.
Dịch vụ trực tuyến của Madrid và sử dụng Hệ thống Madrid
Hệ thống Madrid cung cấp một loạt công cụ và tài nguyên trực tuyến để hỗ trợ chủ sở hữu nhãn hiệu ở mọi giai đoạn của quá trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Dưới đây là danh sách các dịch vụ trực tuyến của Madrid.
Hệ thống Madrid sẽ đồng hành cùng bạn suốt quá trình vòng đời của nhãn hiệu, từ quá trình đăng ký đến việc gia hạn. Hãy sử dụng các trang web sau để tìm hiểu cách tra cứu các nhãn hiệu hiện có trước khi bạn nộp đơn đăng ký bảo hộ, cách thực hiện đăng ký quốc tế và cách quản lý đăng ký nhãn hiệu quốc tế của bạn.
Sự khác biệt giữa Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid
Tiêu chí khác biệt | Nghị định thư Madrid | Thỏa ước Madrid |
Cơ sở đăng ký | Dựa trên đơn đăng ký đã nộp tại nước xuất xứ | Dựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ |
Ngôn ngữ nộp đơn | Anh, Pháp, Tây Ban Nha | Pháp |
Thời hạn xét nghiệm đơn tối thiểu | 18 tháng | 12 tháng |
Thời hạn bảo hộ | 10 năm và có thể gia hạn | 20 năm và có thể gia hạn |
Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia | Đơn đăng ký chỉ định tại các quốc gia vẫn có hiệu lực và giữ nguyên ngày chỉ định trong trường hợp đơn đăng ký tại nước xuất xứ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ nếu việc chỉ định được thực hiện trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước xuất xứ | Không quy định về việc chuyển đổi đơn |
Mức độ phụ thuộc vào Giấy chứng nhận gốc tại nước xuất xứ | Không đề cập đến vấn đề này | Sẽ bị mất hiệu lực bảo hộ nếu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ bị hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì. |
Cách tính phí chỉ định | Phí theo từng nước quy định, hoặc theo quy định chung | Phí theo quy định chung |
Số lượng quốc gia có thể lựa chọn chỉ định bảo hộ | 81 | 56 |
Trên thực tế, do sự linh động của Nghị định thư trong một số điều khoản liên quan đến bảo hộ mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn hình thức đăng ký thông qua Nghị định thư khi có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia khác nhau thông qua một hệ thống duy nhất. Hệ thống này được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thông qua Hệ thống Madrid.
Hệ thống Madrid là một hệ thống đơn giản hóa quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thay vì phải nộp đơn đăng ký riêng lẻ tại từng quốc gia, bạn chỉ cần nộp một đơn đăng ký duy nhất tại Văn phòng Sở hữu trí tuệ của nước mình, và đơn này sẽ được chuyển đến các quốc gia thành viên mà bạn đã chọn.
Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid?
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Bạn chỉ cần nộp một đơn đăng ký và trả một khoản phí duy nhất, thay vì phải nộp nhiều đơn đăng ký và trả nhiều khoản phí khác nhau cho từng quốc gia.
- Quy trình đơn giản: Thủ tục đăng ký được đơn giản hóa, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
- Bảo hộ toàn diện: Nhãn hiệu của bạn sẽ được bảo hộ tại nhiều quốc gia, giúp bạn mở rộng thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
- Tăng tính cạnh tranh: Việc sở hữu nhãn hiệu quốc tế giúp bạn tăng cường vị thế trên thị trường quốc tế và cạnh tranh với các đối thủ khác.
Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đang chờ đăng ký tại nước gốc: Bạn phải đã đăng ký hoặc đang trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tại nước của mình.
Các quốc gia thành viên: Quốc gia mà bạn muốn đăng ký nhãn hiệu phải là thành viên của hệ thống Madrid.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
- Chuẩn bị hồ sơ: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của Văn phòng Sở hữu trí tuệ nước bạn.
- Nộp đơn: Nộp đơn đăng ký quốc tế tại Văn phòng Sở hữu trí tuệ của nước bạn.
- Kiểm tra và công bố: Văn phòng Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra đơn đăng ký của bạn và tiến hành công bố.
- Chuyển tiếp đơn: Đơn đăng ký của bạn sẽ được chuyển đến các Văn phòng Sở hữu trí tuệ của các quốc gia mà bạn đã chọn.
- Kiểm tra và cấp bảo hộ: Các Văn phòng Sở hữu trí tuệ của các quốc gia sẽ tiến hành kiểm tra và cấp bảo hộ cho nhãn hiệu của bạn.
Thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có nguồn gốc Việt Nam
Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam, muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có thể sử dụng Nghị định thư Madrid, thủ tục này gọi là đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có nguồn gốc Việt Nam. Các bước tiến hành đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid
Tiếp nhận đơn:
Người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua đại diện sở hữu trí tuệ và đơn sẽ được nộp cho văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
Xử lý đơn:
Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế (WIPO) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (phải được làm bằng tiếng Anh và tiếng Pháp);
- Tờ khai (theo mẫu);
- Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);
- Các tài liệu liên quan (nếu cần);
- Giấy ủy quyền (Theo mẫu của SBLaw).
Yêu cầu đối với chủ đơn.
Tổ chức, cá nhân đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
Yêu cầu đối với nhãn hiệu
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó;
- Có khả năng phân biệt với nhãn hiệu hàng hoá cùng loại của chủ thể khác.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ ( từng quốc gia)
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế
- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một lần thủ tục đăng ký cho nhiều quốc gia, tiết kiệm chi phí so với việc đăng ký riêng lẻ tại từng quốc gia.
- Tiết kiệm thời gian: Doanh nghiệp chỉ cần nộp một bộ hồ sơ duy nhất, sử dụng một ngôn ngữ duy nhất, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Quản lý dễ dàng: Doanh nghiệp có thể quản lý nhãn hiệu của mình một cách dễ dàng thông qua một hệ thống duy nhất.
- Bảo vệ nhãn hiệu hiệu quả: Nhãn hiệu được bảo vệ tại nhiều quốc gia, giúp ngăn chặn hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
- Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế: Đơn đăng ký phải được nộp theo mẫu của WIPO.
- Phí đăng ký: Phí đăng ký bao gồm phí nộp đơn và phí công bố.
- Bản vẽ nhãn hiệu: Bản vẽ nhãn hiệu phải rõ ràng, sắc nét và đáp ứng các yêu cầu của WIPO.
- Danh sách các quốc gia đăng ký: Danh sách các quốc gia mà doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu.
- Thông tin về người nộp đơn: Thông tin về tên, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế
- Nộp đơn đăng ký: Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Văn phòng Sở hữu Trí tuệ quốc gia (Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam).
- Kiểm tra đơn: Văn phòng Sở hữu Trí tuệ quốc gia kiểm tra đơn đăng ký và thông báo cho WIPO.
- WIPO công bố đơn đăng ký: WIPO công bố đơn đăng ký cho các quốc gia thành viên của Hệ thống Madrid.
- Hạn chót phản đối: Các quốc gia thành viên có 18 tháng để phản đối đơn đăng ký.
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký: Nếu không có phản đối, WIPO cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho doanh nghiệp.
Những quy định về đăng ký nhãn hiệu nước ngoài có nguồn gốc tại Việt Nam
Dưới đây là những quy định về đăng ký nhãn hiệu nước ngoài mà sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam như sau:
Quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam
a) Người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thoả ước Madrid;
b) Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
Cơ quan nhận đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam
a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Bổ sung, sửa đổi, chuyển nhượng đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu, đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
a) Sau khi đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế liên quan đến việc sửa đổi tên, địa chỉ, hạn chế danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu, đăng ký quốc tế nhãn hiệu, gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu được làm theo mẫu 08-SĐQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01 và đều thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Người nộp đơn phải nộp các khoản phí, lệ phí cho các giao dịch đó theo quy định.
b) Chủ sở hữu nhãn hiệu phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc có thể trực tiếp yêu cầu Văn phòng quốc tế đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid) để yêu cầu Văn phòng quốc tế ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế nhãn hiệu, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan và phải nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định.
Bạn có thể xem thêm đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại đây
Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc tại Việt Nam. Hi vọng các thông tin này hữu ích cho quý khách hàng. Liên hệ ngay tới Công ty luật SBLAW để được các luật sư giỏi nhất hỗ trợ.
|