Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh vào Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho hàng hóa và dịch vụ là một bước quan trọng và không thể thiếu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.

Thẩm quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định của Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quy trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh như sau:

  • Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh tại Việt Nam cần phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh tại Việt Nam sẽ thực hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Tra cứu nhãn hiệu xem có trùng hoặc tương tự tại Việt Nam

Cần thiết phải tiến hành công đoạn tra cứu nhãn hiệu không? Có ban nhé. Mục địch tra cứu là để xem có trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam hay không?

Hiện nay, có 02 cách tra cứu để giúp tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra chính xác nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không, cụ thể:

Cách 1:

Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu.

Link tra cứu: http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Cách 2:

Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Mục 5 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, đã được sửa đổi bởi Thông tư 18/2011/BKHCN-SHTT, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ tương ứng với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ như sau:

  1. 02 tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH, kèm theo Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
  2. 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai), đáp ứng các yêu cầu sau:
    • Trình bày rõ ràng với kích thước mỗi thành phần trong nhãn hiệu dao động từ 8mm đến 80mm.
    • Tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai.
    • Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều, mẫu cần kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mô tả dạng hình chiếu.
    • Đối với nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ màu sắc, mẫu phải trình bày đúng màu sắc yêu cầu hoặc dưới dạng đen trắng nếu không.
  3. Giấy uỷ quyền nếu đơn nộp thông qua đại diện.
  4. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu tổ chức hoặc cá nhân được ủy quyền từ người khác.
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
  6. Bản sao chứng từ nộp phí và lệ phí, có thể được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Mục 3 Chương VIII của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, quy trình đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.

Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện tới một trong các địa chỉ sau đây:

  • Khu vực miền Bắc: Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội, địa chỉ: 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Khu vực miền Trung: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.
  • Khu vực miền Nam: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn.

Thời hạn thẩm định hình thức đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo, thời hạn có thể kéo dài thêm 10 ngày.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố hợp lệ.

Đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu. Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn.

Thời hạn thẩm định nội dung là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo, thời hạn có thể kéo dài thêm không quá 03 tháng.

Bước 5:

Theo quy định tại Điều 118 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu không nằm trong trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối về dự định từ chối, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện những bước sau đây:

  • Ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, nêu rõ dự định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đặt thời hạn nộp phí, lệ phí hoặc có ý kiến phản đối.
  • Sau khi người nộp đơn nộp đủ các loại phí, lệ phí: Cục Sở hữu trí tuệ ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và ghi chép vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 15 ngày, tính từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.

Bước 6: Công bố quyết định

Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện đăng bạ và công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn là 60 ngày, tính từ ngày ra quyết định.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Qua việc tuân thủ các quy định theo Luật Sở hữu trí tuệ và hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam trở thành bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay SBLAW để nhận được tư vấn trực tiếp từ các luật sư giỏi nhất của chúng tôi.

 

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan