SBLAW giới thiệu tại liệu về Chế độ thuế cho doanh nghiệp kinh doanh tại Nhật Bản, tài liệu này được cung cấp bởi công ty luật ALG & Associates - một đối tác pháp lý của SBLAW tại thị trường Nhật Bản. Nếu khách hàng cần thêm thông tin, có thể liên hệ lại với chúng tôi.
1.Tóm tắt về chế độ thuế đối với thu nhập doanh nghiệp ( Thuế TN doanh nghiệp, thuế cư trú doanh nghiệp, thuế kinh doanh)
1.1 Thành lập pháp nhân Nhật Bản, mở chi chi nhánh tại Nhật Bản và đăng ký thuế
Trong trường hợp thành lập pháp nhân mới tại Nhật Bản theo pháp luật Nhật Bản, hoặc thiết lập chi nhánh mới tại Nhật Bản và một số trường hợp khác, sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký thuế liên quan tới việc thiết lập này cho cơ quan thuế trong một thời hạn nhất định sau khi thành lập pháp nhân hoặc chi nhánh.
Ngoài ra, kể cả trong trường hợp pháp nhân nước ngoài dù không mở chi nhánh nhưng có phát sinh một bộ phận thu nhập là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nhật Bản thì vẫn phải nộp hồ sơ đăng ký thuế.
1.2 Thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp
Các loại thuế được áp dụng tại Nhật Bản đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động của pháp nhân bao gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp ( thuế quốc gia )
- Thuế thu nhập doanh nghiệp địa phương (thuế quốc gia)
- Thuế cư trú doanh nghiệp ( thuế địa phương)
- Thuế kinh doanh ( thuế địa phương)
- Thuế đặc biệt của doanh nghiệp địa phương (thuế quốc gia, nhưng việc kê khai và nộp thì thực hiện tại chính quyền địa phương cùng với thuế kinh doanh)
Phạm vi thu nhập, việc tính toán thu nhập chịu thuế của thuế cư trú doanh nghiệp , thuế kinh doanh ( bao gồm cả thuế đặc biệt của doanh nghiệp ) sẽ được áp dụng phương thức xử lý của thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ một số xử lý ngoại lệ.
Đối với thuế cư trú pháp nhân, ngoài thuế đối với thu nhập, còn thực hiện đánh thuế bình quân đầu người dựa trên mức vốn và số lượng người lao động.
Ngoài ram đối với thuế kinh doanh, thực hiện đánh thuế theo quy ước, đối tượng là doanh nghiệp có vốn trên 100 triệu Yên ( khoảng 20 tỷ VND).
Các loại thuế thu nhập doanh nghiệp này được đánh thuế dựa trên thu nhập được tính cho mỗi năm tài chính của công ty.
1.3 Thuế suất của thuế doanh nghiệp
Thuế suất được thể hiện như bảng sau.
Phân loại | Áp dung ( bắt đầu năm tài chính) | |||||
Từ 1/4/2016 trở đi | Từ 1/4/2018 trở đi | Từ 1/4/2019 trở đi | ||||
Pháp nhân thông thường | Thu nhập chịu thuế | |||||
Pháp nhân với vốn dưới 100 triệu Yên | <8 triệu Yên (Khoảng 1,6 tỷ VND) | Ngoại trừ hình thức pháp nhân bên dưới ⁽¹⁾
| 15% | 15% | 15% | |
Các công ty được miễn áp dụng | 19%
| |||||
> 8 triệu Yên | 23.40% | 23.20% | 23.20% | |||
Ngoại trừ các pháp nhân thông thường nói bên trên | 23.40% | 23.20% | 23.20% |
⁽¹Hợp tác xã, nghiệp đoàn, hiệp hội đoàn thể công cộng, đoàn thể không có tư cách pháp nhân, tập đoàn y tế…
1.4 Thu nhập của VPDD
Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Nhật Bản thông qua VPDD, trong trường hợp VPDD đó thực hiện các hoạt động có tính chất bổ trợ cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh như quảng cáo, tuyên truyền, cung cấp thông tin, điều tra thị trường, nghiên cứu cơ bản và các hoạt động khác, thì sẽ coi như là đối tượng chịu thuế không phát sinh thu nhập.
Ngoài ra, kể từ năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1/2019, trong trường hợp dù hoạt động đó là bổ trợ hoặc có tính chất bổ trợ nhưng nếu có chức năng bổ sung như là một bộ phận của hoạt động thống nhất sẽ được coi là PE ( Permanent Establishment – Cơ sở thường trú ).
1.5 Tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
Mức thu nhập là tiêu chuẩn đề đánh thuế của Thuế thu nhâp doanh nghiệp (TNDN) trên thu nhập của năm tài chính được tính bằng cách điều chỉnh thuế cần thiết đối với lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên chuẩn mực kế toán được công nhận chung. Ngoại trừ một số trường hợp ( như thuế TNDN và tiền phạt, khoản vượt quá giới hạn chi phí được trừ của tiền quyên góp, khoản vượt quá giới hạn chi phí được trừ của chi phí việc xã giao, khoản chuyển vào quỹ dự phòng, tài sản khấu hao và khoản vượt quá giới hạn được khấu hao đối với tài sản trì hoãn, mất giá của tài sản, lương thưởng và lương hưu của cán bộ) thì có thể khấu trừ giá gốc và chi phí phát sinh cho việc kiếm doanh thu.
1.6 Xử lý các khoản lỗ
Các khoản lỗ phát sinh trong tính toán thu nhập cho mỗi năm tài chính được chuyển sang trong vòng 10 năm sau đó ( 9 năm đối với các khoản lỗ phát sinh trong năm tài chính bắt đầu trước 31/3/2018 ). Chế độ chuyển lỗ chỉ áp dụng trong trường hợp có nộp bản kê khai thuế màu xanh trong năm tài chính có phát sinh lỗ, và nộp bản kê khai thuế liên tục sau đó.
Ngoài ra, nếu số vốn của pháp nhân trên 100 triệu Yên hoặc công ty con 100% vốn của pháp nhân lớn có vốn từ 500 triệu Yên trờ lên (bao gồm pháp nhân nước ngoài ), số tiền tối đa có thể được khấu trừ từ thu nhập giới hạn ở mức 50% số tiền thu nhập theo năm tài chính bắt đầu của pháp nhân. (Đối với năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4/2015 tới 31/3/2018 thì sẽ áp dụng tỷ lệ 55% đến 65% theo cơ chế chuyển tiếp)
Đối với một số pháp nhận nhất định như pháp nhân vừa và nhỏ có nộp bản kê khai màu xanh, khi đảo ngược khoản lỗ trong năm tài chính bắt đầu trong vòng 1 năm trước ngày bắt đầu tài chính phát sinh lỗ, thì có thể được nhận lại toàn bộ hoặc 1 phần tiền thuế TNDN của năm tài chính đã thực hiện hoàn lại.
Tuy nhiên, đối với một số pháp nhân nhất định như doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp đang tái cấu trúc lại việc kinh doanh thì tỷ lệ khấu trừ trong một thời gain nhất định là 100%.
Tuy nhiên, đối với một số pháp nhân nhất định khác như doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp đang tái cấu trúc kinh doanh thì trong một thời nhất định tỷ lệ khấu trừ là 100%.
1.7 Kê khai và nộp thuế
Kê khai thuế và thanh toán
Doanh nghiệp phải nộp bản khai thuế về thuế TNDN, thuế doanh nghiệp địa phương, thuế cư trú doanh nghiệp, thuế kinh doanh, thuế đặc biệt của doanh nghiệp địa phương trong vòng 2 tháng kể từ ngày tiếp theo ngày kết thúc của từng năm tài chính.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu vì việc cuộc họp đại hội cổ đông thường niên không được triệu tập trong vòng 2 tháng do quy định trong điều lệ hoặc hoàn cảnh đặc biệt của doanh nghiệp, hoặc do những lý do bất khả kháng khác mà không thể nộp kê khai thuế, doanh nghiệp có thể yêu cầu gia hạn thời hạn nộp. Số tiền thu nhập và số tiền thuế được ghi trong phải kê khai phải được tính toán dựa trên việc quyết toán đã xác định theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông,
Số thuế đã được tính phải được nộp trong cùng thời hạn đó. Kể cả trường hợp được gia hạn thời gian nộp bản kê khai thuế đã nói ở trên thì thời hạn nộp thuế vẫn không được gia hạn, nên doanh nghiệp sẽ bị tính lãi và triền phạt do thanh toán chậm trong khoảng thời gian được gia hạn. Trường hợp sau khi tính số tiền thuế xác định phải nộp, nếu có một khoản thanh toán tạm thời đã được nộp trước thì sẽ đươc khấu trừ.
Kê khai thuế và thanh toán giữa kỳ
Đối với doanh nghiệp năm tài chính vượt qua 6 tháng, trong khoảng thời gian cho đến ngày đủ 6 tháng sau ngày bắt đầu năm tài chính doanh nghiệp phải nộp bản kê khai thuế tạm thời và nộp thuế tạm thời trong vòng 2 tháng kể từ 6 tháng đầu tiên.
- Trừ trường hợp số tiền thuế được tính theo công thức quy định dưới một mức nhất định.
Giấy báo thuế màu xanh
Giấy kê khai thuế của doanh nghiệp được thành giấy khai thuế màu trắng và màu xanh. Doanh nghiệp có thể nôp giấy khai thuế màu xanh sau khi nhận được sự cho phép của cơ quan thuế.
Các doanh nghiệp nộp kê khai thuế màu xanh thường được nhận thường được hưởng quyền lợi đặc thù về các loại thuế. Để có thể nhận được sự cho phép của cơ quan thuế về việc nộp kê khai thuế màu xanh, doanh nghiệp cần phải nộp đơn xin chấp thuận theo mẫu nhất định cho cơ quan thuế trước ngày bắt đầu năm tài chính đó.
Trong trường hợp doanh nghiệp mới được thành lập hoặc DNNN đã mở chi nhánh tại Nhật Bản muốn được áp dụng việc kê khai thuế màu xanh kể từ năm tài chính mà doanh nghiệp hoặc chi nhánh thành lập, thì phải nộp đơn xin phê duyệt trước ngày đủ 3 tháng kể từ khi thành lập hoặc ngày kết thúc năm kinh doanh đầu tiên ( tùy theo ngày nào đến trước ).
1.8 Chuyển tiền về nước
Việc chuyển tiền về công ty mẹ (nước sở tại) do pháp nhân Nhật Bản thực hiện dựa trên giao dịch giữa các doanh nghiệp, và được xử lý như là thanh toán giá gốc, kinh phí, phân chia lợi nhuân hoặc cho vay (hoặc trả nợ) theo nội dung giao dịch đó. Một phần trong giá gốc, kinh phí sẽ được khấu trừ khi pháp nhân Nhật Bản thực hiện thanh toán.
Đối với một số khoản thanh toán được coi là thu nhập của công ty mẹ (như thanh toán lãi, lợi tức, phí sử dụng…) một bộ phận sẽ phát sinh thuế thu nhập đánh tại gốc (thuế thu nhập khấu trừ tại nguồn).
Khái quát về thuế thu nhập khấu trừ tại nguồn
Thuế thu nhập do người nộp thuế tự tính toán mức thu nhập cả năm và chủ động kê khai và nộp thuế, nói cách khác dựa trên nguyên tắc ‘’chế độ kê khai nộp thuế’’.
Tuy nhiên, cùng với đó thì với một số thu nhập nhất định được áp dụng chế độ thu tại nguồn, theo đó người nộp thuế sẽ trưng thu và nộp thuế thu nhập tại thời điểm thu nhập được chi trả.
Thuế được trưng thu tại nguồn này được gọi là thuế thu nhập khấu trừ tại nguồn. Việc khấu trừ tại nguồn là cần thiết cho các trường hợp thực hiện thanh toán một số thu nhập nhất định, cho dù là cá nhân hay pháp nhân.
Thu nhập là đối tượng áp dụng chế độ trưng thu tại nguồn được xác định theo loại thu nhập và người nhận thu nhập đó.
2.1 Thủ tục khấu trừ tại nguồn và nộp thuế
Những người thực hiện thanh toán thu nhập khấu trừ tại nguồn phải nộp số thuế đã được khấu trừ cho cơ quan thuế trước ngày 10 của tháng kế tiếp tháng thực hiện thanh toán.
Tuy nhiên, trong trường hợp người nôp thuế có địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh tại Nhật Bản, và việc thanh toán được thực hiện cho người không cư trú tại Nhật Bản hoặc pháp nhân nước ngoài, thì thuế thuế khấu trừ tại nguồn phải được nộp chậm nhất là ngày cuối của tháng kế tiếp thực hiện việc thanh toán.
Về thuế thu nhập khấu trừ tại nguồn đối với thanh toán lương… cho người cư trú tại Nhật, chỉ những cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ với số người nhận thanh toán dưới 10 người, theo lựa chọn của cơ sở đó, có quy định ngoại lệ là có thể nộp thuế thu nhập khấu trừ tại nguồn một năm 2 lần, mỗi lần cho 6 tháng (đến ngày 10 tháng 7 và đến ngày 20 tháng 1).
2.2 Khấu trừ tại nguồn (trưng thu tại gốc) đối với người cư trú (cá nhân)
Dưới đây là các khoản thanh toán nhất định khác được thực hiện tại Nhật Bản cho người cư trú là đối tượng khấu trừ tại nguồn.
- Lãi suất
- Cổ tức
- Tiền lương, thưởng và các loại thù lao tương tự khác
- Tiền trợ cấp thôi việc
- Thù lao, chi phí đối với một số chuyên gia nhất định.
2.3 Khấu trừ tại nguồn (trưng thu tại gốc) đối với người không cư trú, DNNN
Đối với người không cư trú hoặc DNNN, trong trường hợp thanh toán các thu nhập nhất định thuộc thu nhập phát sinh tại Nhật Bản, khi thực hiện thanh toán tại Nhật Barnm hoặc trường hợp thực hiện thanh toán ngoài Nhật bản mà người thanh toán có địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh tại Nhật Bản thì phải trưng thu tại nguồn.
Trong đó, với thu nhập nhất định được xác định theo phân loại người không cư trú và DNNN, nếu người không cư trú hoặc DNNN là người nhận thu nhập có cơ sở thường trú tại Nhật Bản, việc khấu trừ tại nguồn sẽ được miễn với điều kiện là thu nhập đó thuộc về cơ sở thường trú đó, và xuất trình cho người thanh toán chứng từ của cơ quan thuế rằng thu nhập đã được tính gộp vào thu nhập kinh doanh và là đối tượng chịu thuế theo kê khai.
3.Hiệp ước thuế
Nhằm tránh việc đánh thuế hai lần có tính quốc tế, Nhật Bản đã ký kết các Hiệp ước quốc tế về thuế với nhiều nước với mục đích điều chỉnh phạm vi thu nhập chịu thuế liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động kinh tế giữa hai quốc gia.
Các điều khoản của Hiệp ước thuế được ưu tiên áp dụng hơn so với luật Nhật Bản.
4. Khái quát về thuế tiêu dùng
Các giao dịch trong nước và giao dịch nhập khẩu sau đây sẽ phải chịu thuế tiêu dùng (trừ một số giao dịch nhất định được miễn thuế). Thuế suất thuế tiêu dùng là 8% (bao gồm 1,7% thuế tiêu dùng địa phương)
※ Lưu ý: Thuế suất thuế tiêu dùng kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2019 được tăng lên thành 10% (bao gồm 2,2% thuế tiêu dùng địa phương). Đồng thời, chế độ giảm thuế suất của thuế tiêu dùng cũng được thực hiện, đối với việc chuyển nhượng thực phẩm không bao gồm rượu bia và ăn uống tại nhà hàng và chuyển nhượng báo được phát hành từ 2 lần trở lên một tuần (có hợp đồng mua báo định kỳ) thì áp dụng thuế suất giảm 8% (bao gồm 1,76% thuế tiêu dùng địa phương)
Giao dịch trong nước: Chuyển nhượng tài sản, cho vay tài sản và dịch vụ được cung cấp bởi cơ sở kinh doanh tại Nhật Bản.
Giao dịch nhập khẩu: Hàng hóa được nhập về từ khu vực ngoại quan
Giao dịch tín dụng, giao dịch vốn và một số giao dịch nhất định trong các lĩnh vực y tế, phúc lợi xã hội, giáo dục là đối tượng không chịu thuế. Các giao dịch xuất khẩu và các giao dịch tương tự xuất khẩu như thông tin quốc tế, vận chuyển quốc tế được miễn thuế tiêu dùng.
4.1 Chế độ miễn thuế cho cơ sở kinh doanh
Các cơ sở kinh doanh có doanh thu chịu thuế trong thời hạn tiêu chuẩn từ 10 triệu Yên trở xuống thì sẽ được miễn nghĩa vụ nộp thuế tiêu dùng. (dưới đây gọi là’’kinh doanh miễn thuế’’). Dù là kinh doanh miễn thuế, nhưng bằng việc nộp thông báo trước vẫn có thể trở thành cơ sở kinh doanh chịu thuế.
Đối với pháp nhân thành lập mới có vốn từ 10 triệu Yên trở lên, pháp nhân được thành lập mới có vốn dưới 10 triệu Yên mà được thành lập bởi một nhóm các cơ sở kinh doanh có doanh thu chịu thuế trên 500 triệu Yên góp vốn trên 50% (trong mọi trường hợp chỉ giới hạn trong vòng 2 năm kể từ ngày thành lập mới), những cơ sở kinh doanh mà doanh thu chịu thuế của năm liền trước hoặc 6 tháng đầu năm của năm tài chính liền trước đạt mức trên 10 triệu Yên, sẽ được không được miễn nghĩa vụ nộp thuế.
4.2 Kê khai và nộp thuế
Các cơ sở kinh doanh thực hiện giao dịch trong nước và giap dịch nhập khẩu có nghĩa vụ báo cáo và nôp thuế (Nếu số tiền thuế khấu trừ đầu vào vượt quá số tiền thuế tiêu thụ liên quan đến doanh thu chịu thuế, có thể được hoàn lại khoản chênh lệch bằng tờ khai thuế)
Ngoài ra, đối với một số giao dịch thương mại điện tử nhất định do cơ sở kinh doanh nước ngoài cung cấp qua biên giới, cơ sở kinh doanh trong nước nhận cung cấp dịch vụ đó có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế (phương thức trả ngược (Reverse Charge)).
5. Khái quát về thuế cá nhân
Tất cả các cá nhân không phân biệt quốc tịch được phân loại thành người cư trú hoặc người không cư trú. Thuế thu nhập cá nhân được đánh vào thu nhập cá nhân trong năm dương lịch.
5.1 Khái niệm cư trú và thu nhập chịu thuế
(1) Người cư trú
Là người có địa chỉ tại Nhật Bản, người có nơi địa chỉ tại Nhật Bản từ 1 năm trở lên được gọi là người cư trú. Đối với người cư trú, không phân biệt là nguồn thu nhập nào, đều phải chịu thuế đối với thu nhập toàn cầu.
(2) Người không cư trú
Những người không phải là người cứ trú được gọi là người không cư trú. Đối với người không cư trú, thuế thu nhập của Nhật Bản chỉ được đánh vào thuế thu nhập trong nội địa Nhật Bản.
5.2 Kê khai thuế thu nhập
(1) Kê khai thuế thu nhập đối với người cư trú
Thu nhập được phân loại thành các loại thu nhập khác nhau, và số tiền thu nhập được tính theo phương pháp được xác định riêng cho mỗi thu nhập được phân loại.
Sau khi khấu trừ các loại thu nhập khác từ tổng số tiền thu nhập, sẽ được tính thuế theo biểu lũy tiến trên giá trị thu nhập chịu thuế sau khi khấu trừ.
(2) Kê khai thuế thu nhập đối với người không cư trú
Người không cư trú được phân loại tùy theo tình trạng của họ,
(a) Người không cư trú có văn phòng… tại Nhật Bản
(b) Người không cư trú thực hiện hoạt động xây dựng liên tục trong vòng 1 năm trở lên hoặc người không cư trú thực hiện kinh doanh thông qua người đại diện cụ thể
(c) Những người cư trú khác.
Tùy theo phân loại tình trạng nói trên, thu nhập chịu thuế sẽ được tính toán theo từng phạm vi thu nhập được xác định.
Ngoài ra, về phương pháp đánh thuế đối với người không cư trú tùy thuộc vào sự có hay không của cơ sở thường trú, , thì cũng sẽ bị đánh thuế bằng cách chia thành thu nhập thuộc tính cơ sở thường trú và thu nhập nguồn trong nước khác.
Về nguyên tắc, kê khai thuế cho người không cư trú được tính toán tương tự như đối với người cư trú.
Những người không cư trú mà thu nhập lương thưởng được thanh toán cho dịch vụ được cung cấp tại Nhật Bản do được thanh toán tại nước ngoài mà không được trưng thu tại nguồn ở Nhật Bản thì phải kê khai và nộp thuế theo mức 20,42% của tổng giá trị lương thưởng (Đánh thuế từng phần).