VTV.vn - Dù nhiều biện pháp đã được cơ quan chức năng đưa ra để ngăn chặn việc vi phạm bản quyền, song vẫn chỉ như “muối bỏ bể".
Mới đây, một đoạn phim hài ngắn dài 3 phút kết hợp của 2 phim Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng được Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất nhằm tri ân khách hàng và tăng cường tương tác với khán giả. Tuy nhiên, vừa mới ra mắt đoạn phim đã trở thành đối tượng khai thác của rất nhiều kênh vi phạm bản quyền dưới nhiều hình thức khác nhau như xóa - chèn logo, chèn quảng cáo và thậm chí là chế lại…
Thống kê sơ bộ cho thấy có khoảng hơn 10 website, 7 ứng dụng OTT và hàng trăm trang facebook, youtube đang vi phạm bản quyền chỉ riêng 2 bộ phim ăn khách của VTV.
Trung bình, mỗi ngày có hàng trăm tài khoản facebook và trang youtube vi phạm bản quyền của 2 bộ phim trên bị xử lý. Vừa qua, sau khi VTV có công văn cảnh báo, một số doanh nghiệp trong nước đã hạ các kênh phát trực tiếp và chương trình. Tuy nhiên, hành động này vẫn chỉ như "muối bỏ bể" bởi rất nhiều website hay tài khoản vi phạm có server ở nước ngoài hoặc chỉ là các cá nhân vẫn được ví von là những "kẻ không có tóc".
Luật sư Phạm Duy Khương - Giám đốc công ty Luật SB Law cho biết: "Đối với những server ở nước ngoài phải phối hợp với các công ty luật để truy xuất và phải xem xét liệu các nước đó có chế tài đủ mạnh hay không? Còn đối với các cá nhân livestream hay OTT lậu phải làm điểm 1-2 vụ để nâng cao nhận thức chung".
Theo luật sư Khương, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á nằm trong nhóm những nước bị vi phạm bản quyền nhiều nhất bởi việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ còn nhiều rào cản, tuy nhiên việc xử lý vẫn phải làm mạnh.
Câu chuyện vi phạm bản quyền không chỉ gây tổn thất lớn về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín của VTV với đối tác. Đối với khán giả, thiệt hại có thể xảy đến khi nhiều chương trình hay sẽ không được theo dõi vì lo ngại từ đối tác về vấn đề bản quyền.
Sáng ngày 17/12, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty luật SBLAW đã tham gia chương trình tọa đàm về chính sách