Ngày 22 tháng 04 năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hàng Thông tư số 08/2013/TT-BCT quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
S&B Law trân trọng giới thiệu một số nội dung quan trọng của thông tư này liên quan tới thủ tục cấp phép thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
I. Cấp giấy phép thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, không đồng thời thực hiện quyền phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
1. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bổ sung mục tiêu hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
a) Hồ sơ gồm:
- Hồ sơ thẩm tra cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo Mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
- Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định pháp luật có liên quan để cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để bổ sung mục tiêu hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy phép kinh doanh. Quy định về ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo mẫu HD-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu điều chỉnh nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh (theo đề nghị của doanh nghiệp).
a) Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ gồm:
- Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo Mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung điều chỉnh;
- Báo cáo tình hình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo mẫu BC-1, BC-2 và BC-3 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.
b) Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh, hồ sơ gồm:
- Hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định pháp luật có liên quan để điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư về nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư về nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu GP-1 ban hành kèm theo Thông tư này. Quy định về ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo mẫu HD-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
II. Cấp giấy phép thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
1. Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa gắn với thành lập doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
a) Hồ sơ gồm:
- Hồ sơ thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo Mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
b) Sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy phép kinh doanh.
c) Quy định về ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo mẫu HD-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, có dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác hoặc tham gia đầu tư dự án thuộc tổ chức kinh tế khác để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá mà phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
a) Hồ sơ gồm:
- Hồ sơ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này;
- Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các dự án đã được cấp phép theo mẫu BC-3 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Chứng từ của cơ quan thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.
b) Sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy phép kinh doanh.
c) Quy định về ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo mẫu HD-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh (theo đề nghị của doanh nghiệp).
a) Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ gồm:
- Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo Mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung điều chỉnh;
- Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo mẫu BC-3 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Chứng từ của cơ quan thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.
b) Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh, hồ sơ gồm:
- Hồ sơ quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này;
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương gửi ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
Trường hợp chỉ điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá trong Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu GP-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Quy định về ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo mẫu HD-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
III. Cấp phép bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và cấp Giấy phép kinh doanh. Hồ sơ gồm:
a) Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo Mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá;
- Chứng từ của cơ quan thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do.
2. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá vào Giấy chứng nhận đầu tư, cấp Giấy phép kinh doanh theo Mẫu GP-1 ban hành kèm theo Thông tư này. Quy định về ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo mẫu HD-1 ban hành kèm theo Thông tư này.
IV. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
1. Sửa đổi thông tin đăng ký
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh theo Mẫu MĐ-2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Các tài liệu liên quan đến nội dung sửa đổi;
- Giấy phép kinh doanh đã được cấp (bản chính).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh mới theo Mẫu GP-1 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời thu hồi Giấy phép kinh doanh đã cấp.
2. Bổ sung nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh theo Mẫu MĐ-2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo Mẫu MĐ-6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung bổ sung;
- Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp phép theo mẫu BC-3 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;
- Giấy phép kinh doanh đã được cấp (bản chính).
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh theo Mẫu GP-1 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời thu hồi Giấy phép kinh doanh đã cấp.
V. Cấp lại Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo Mẫu MĐ-3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phần bản gốc còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép kinh doanh trong trường hợp bị rách, nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy một phần; hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy phép kinh doanh, hoặc bản giải trình lý do có cam kết của doanh nghiệp trong trường hợp bị rách, nát, cháy, hoặc tiêu huỷ toàn bộ.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản mới Giấy phép kinh doanh với nội dung đúng như nội dung Giấy phép kinh doanh đã cấp.
VI. Cấp giấy phép thực hiện mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sau khi tạm ngừng hoặc chấm dứt các mục tiêu hoạt động khác
1. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạm ngừng hoặc chấm dứt các mục tiêu hoạt động đã được cấp phép, chỉ thực hiện mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi hồ sơ xin ý kiến Bộ Công Thương về việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
2. Sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh.