Câu hỏi: Bạn mình là người Việt có người quen nhờ mở công ty. Họ là người nước ngoài muốn sang Việt Nam mở Công ty TNHH. Nhờ bạn mình với vai trò là nhà đầu tư mở một Công ty TNHH nguồn vốn Việt Nam. Họ sẽ làm đại diện pháp nhân chịu trách nhiệm hoạt động công ty. Như vậy bạn mình có nên đồng ý giúp? Có bất lợi gì khi nhận lời không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau;
Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về việc góp vốn như sau: "Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.”
Như vậy, dù thành lập công ty dưới dạng một mô hình kinh doanh nào thì ta cũng cần đến một nguồn vốn để tiến hành việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
Khi bạn của bạn góp vốn đầu tư kinh doanh, thì chúng ta không có thể khẳng định được rằng việc đầu tư kinh doanh đó là có lợi hay là bất lợi đối với bạn của bạn, ở đây để có thể xem xét một cách kỹ lưỡng hơn thì bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Ngành nghề kinh doanh: ngành nghề kinh doanh đóng một yếu tố quan trọng, nếu như lựa chọn một ngành kinh doanh được người tiêu dùng lựa chọn như ăn uống, mỹ phẩm, … sẽ nhanh chóng khiến cho việc việc đầu tư của bạn đó ngày càng có được một khoản lợi nhuận, ngược lại lựa chọn ngành kinh doanh không phù hợp (không phù hợp với địa điểm kinh doanh, …) thì việc đầu tư của bạn đó sẽ khó mà có thể lợi nhuận có thể tăng lên một cách nhanh chóng;
- Bạn đó cần cân nhắc xem rằng: người nước ngoài nhờ bạn đó góp vốn vào việc mở Công ty TNHH đó có thực sự là một người "uy tín”, có thực sự là người "rõ ràng” trong việc phân chia khoản lợi nhuận của công ty: đúng dù rằng là người quen, nhưng khi tiến hành việc làm ăn với nhau, để có thể duy trì và có một mối quan hệ tốt đẹp, thì trước tiên bạn đó và người nước ngoài cần ngồi lại và thỏa thuận với nhau về cách phân chia lợi nhuận và việc tiến hành hoạt động của công ty sẽ như thế nào? Để đảm bảo tốt nhất, thì hãy nên ghi tất cả vào văn bản và đi đến văn phòng công chứng, chứng thực điều đó là phù hợp và được pháp luật ghi nhận, bảo vệ;
- Hãy xem xét về việc nguồn vốn góp khi bạn đó góp vốn vào việc mở công ty: nguồn vốn đó là bao nhiêu? Nó có thực sự là con số lớn đối với bạn đó hay không? hãy cân nhắc một cách kỹ lưỡng, bởi nếu như việc đầu tư được tiến hành thuận lợi một cách không sao, nhưng khi việc kinh doanh không được tiến hành một cách thuận lợi thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả dành cho bạn đó.