Tư vấn về việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty tôi có ký hợp mua bán nhập khẩu mặt hàng X với một công ty ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khi giám định hàng hóa phát hiện không phải là mặt hàng này.

Công ty tôi đã đòi bồi thường, công ty kia đồng ý bồi thường nhưng hết hạn thỏa thuận công ty đó vẫn im lặng.

Giờ công ty tôi muốn đòi tiền bồi thường phải làm gì? Nếu trong hợp đồng có điều khoản "Tranh chấp sẽ giải quyết bằng trọng tài thương mại hoặc TAND Hà Nội" thì có phù hợp không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Như thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn và đối tác Trung Quốc có ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Hai công ty đã thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, khi bên công ty bạn nhận hàng thì hàng hóa đã không đạt tiêu chuẩn, công ty bạn đã đòi bồi thường nhưng hết thời hạn mà công ty Trung Quốc vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Trường hợp này được xác định là tranh chấp trong thương mại. Tranh chấp thương mại được hiểu đơn giản là các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.

Thông thường, trong các tranh chấp thương mại quốc tế, khi kí hợp đồng, trong hợp đồng thường đã có thỏa thuận giữa hai bên về điều khoản giải quyết tranh chấp.

Do thông tin, bạn cung cấp chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng nên khi tranh chấp xảy ra, để thực hiện đòi bồi thường, nếu hai bên có thỏa thuận "Tranh chấp sẽ giải quyết bằng trọng tài thương mại hoặc TAND Hà Nội" thì bạn sẽ lựa chọn một trong hai cơ quan này để giải quyết tranh chấp. Giải quyết tại trọng tài thương mại và Tòa án là hai trong bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Trường hợp 1: Bạn có thể làm đơn khởi kiện đến trọng tài thương mại đề nghị yêu cầu giải quyết. Cụ thể, ở đây là trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

Trường hợp 2: Bạn cũng có thể làm đơn khỏi kiện đến Tòa án nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự, … hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).

Trường hợp này do có đương sự là người nước ngoài, nên bạn làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty bạn có trụ sở (căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015):

"Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”.

Với quy định này, Trọng tài thương mại và Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cơ quan này để làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện có thể được gửi đến trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), hoặc bạn cũng có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh/Thành phố nơi đặt trụ sở của công ty (Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội).

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan