Tư vấn về quyền nuôi con

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Người yêu của tôi là người nước ngoài, trong thời gian quen nhau tôi và anh ấy đã quyết định về sống chung một nhà không đăng ký kết hôn, sau một thời gian chúng tôi có với nhau một đứa con chung và có làm giấy khai sinh cho con. Khi con được 12 tháng tuổi, anh ấy đã nhân lúc tôi vắng nhà và dắt con bỏ đi, tôi không hề hay biết. Như vậy, giữa tôi và anh ấy ai có quyền nuôi con và việc anh ấy dắt con đi không có sự cho phép của tôi có vi phạm pháp luật không?

Trả lời:

1. Quan hệ vợ chồng

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:"Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”.

Theo thông tin của Khách hàng cung cấp, 2 người đã chung sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn, do đó, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, hai người đã có một đứa con chung mới 12 tháng, do đó cả hai người đề phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con chung.

2. Quyền và nghĩa vụ nuôi con chung

2.1. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình

Căn cứ Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”Theo đó, cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên.

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

 “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo thông tin khách hàng cung cấp, hiện tại hai người đã không còn sống chung, do đó phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng con chung, theo quy định pháp luật khi đi đến quyết định ly hôn (tức là không sống chung với nhau), việc nuôi con ưu tiên sẽ do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được có thể nhờ Tòa án quyết định giao con cho một người trực tiếp nuôi. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì sẽ xem xét nguyện vọng của con, nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ trực tiếp giao cho người mẹ nuôi, tuy nhiên nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người cha. Bên cạnh đó, Tòa án sẽ xem xét đến phẩm chất, đạo đức, kinh tế của vợ, chồng để quyết định giao con cho người trực tiếp nuôi.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”. Căn cứ quy định trên, cha hoăc mẹ hoàn toàn có quyền thăm non mà không ai được phép cản trở, trừ trường hợp bị Tòa án hạn chế quyền thăm con.

2.2. Luật Phòng chống bạo lực gia đình

Căn cứ Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định:

1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;”

Ngoài ra, theo quy định trên ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau được xem là hành vi bạo lực gia đình.

Căn cứ Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy địnhPhạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Theo đó, nếu không phải là do quyết định của Tòa án hạn chế việc thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn mà do một bên cha hoặc mẹ ngăn cản việc thăm nom, chăm sóc con thì sẽ bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản này.

2.3.  Bộ luật Hình sự

Căn cứ Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”

Theo thông tin được cung cấp, người cha hiện đang đưa đứa con xuất ngoại mà không thông báo cho người vợ biết và có ý định chiếm giữ riêng đứa con thì có thể bị phạt từ từ 03 đến 07 năm vì tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Tham khảo thêm >> Tư vấn về hôn nhân gia đình

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan