Tư vấn thủ tục nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty mình có trụ sở ở Hà Nội. Công ty mình đang có nhu cầu nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. SB Law cho mình hỏi: Muốn hoạt động nhượng quyền thương mại thì phải đáp ứng những điều kiện gì?

Luật sư tư vấn:

Liên quan đến yêu cầu của Quý công ty về việc tư vấn thủ tục nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi trân tṛ ọng gửi đến Quý công ty ý kiến tư vấn như sau:

Về điều kiện được phép hoạt động nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Điều 5.1, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung của

Chính phủ thì “Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại”.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18.1 của Nghị định 35 đã dẫn thì hoạt động nhượng quyền thương mại từ ngước ngoài vào Việt Nam thì phải thực hiện hoạt động đăng ký với Bộ Công Thương.

Đánh giá các điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật với điều kiện thực tiễn của Quý công ty, các phương án sau đây có thể được xem xét đến:

Phương án 1: Quý công ty sẽ nhận nhượng quyền từ A (Sau đây gọi là “KAO”). Theo phương án này hệ thống kinh doanh của A phải hoạt động được ít nhất 01 năm và phải đăng ký nhượng quyền thương mại tại Bộ Công Thương. Quý công ty, nếu muốn nhượng quyền lại hệ thống này tại Việt Nam thì Quý công ty cũng phải hoạt động theo phương thức nhượng quyền thương mại tại Việt Nam là 01 năm. Tuy nhiên, quý công ty chỉ có thể được coi là đã hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam sau khi nhận nhượng quyền từ A 01 năm. Nếu tại thời điểm hiện tại A chưa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, thì Quý công ty chỉ có thể nhượng quyền lại hệ thống của A sau 01 năm kể từ ngày A đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại thành công tại Việt Nam.

Phương án 2: Quý công ty thực hiện hoạt động nhượng quyền trực tiếp tại Việt Nam mà không cần phải nhận nhượng quyền từ A. Theo các thông tin mà chúng tôi được biết, Quý công ty đã thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục từ sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, Quý công ty đáp ứng điều kiện về số năm hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành và vì đây là hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước nên không yêu cầu phải thực hiện thủ tục đăng ký tại Bộ Công Thương. Nếu Quý công ty mong muốn thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại ngay thì đây là phương án tối ưu cho Quý công ty.

Theo quy định tại Điều 3.2 của Nghị định số 35 thì bên nhận nhượng quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 6 của Luật thương mại đưa ra định nghĩa về thương nhân thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Như vậy, cá nhân có thể đứng ra nhận nhượng quyền thương mại với điều kiện đáp ứng đặc điểm của thương nhân gồm hoạt động độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Do hoạt động đào tạo ngoại ngữ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên cá nhân nếu muốn nhận nhượng quyền thì phải đăng ký trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan