TRÁI PHIẾU CỦA TÂN HOÀNG MINH BỊ HỦY BỎ

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những giải đáp pháp lý xung quanh vụ việc Tân Hoàng Minh bị hủy trái phiếu chào bán. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tóm tắt sự việc:
Ngày 4/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu của 3 công ty thuộc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh gồm Công ty Sao Việt, Cung Điện Mùa Đông và Soleil. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 3/4.

Theo UBCKNN, 3 công ty này đã có tổng cộng 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022. UBCKNN ra quyết định hủy bỏ các đợt phát hành trái phiếu của 3 công ty này do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ. Các tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu có trách nhiệm dừng chuyển quyền sở hữu các trái phiếu của 3 công ty này trong 9 đợt chào bán trên.

Nguyễn Thanh Hà - Công ty luật SB Law - Luật sư, Tư vấn luật, Văn phòng  luật Hà Nội

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law

Câu hỏi: UBCKNN có quyền quyết định hủy bỏ việc giao dịch trái phiếu của 3 công ty nêu trên hay không? Căn cứ pháp lý nào để thực hiện việc này?

Ngày 4/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin về việc hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Các doanh nghiệp này đều là các công ty chưa đại chúng. Lý do hủy vì "có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ".

UBCKNN có quyền quyết định hủy bỏ việc giao dịch trái phiếu của 03 công ty nêu trên. Căn cứ hồ sơ, tài liệu và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc hủy bỏ các đợt phát hành trái phiếu của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ; căn cứ quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019.

 

Cứu nghẽn lệnh ở HoSE, Ủy ban Chứng khoán ra cơ chế đặc biệt

Nghị định số 153/2020/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 34 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
1. Tuân thủ quy định của Nghị định này về việc chào bán trái phiếu.
2. Phải quản lý, sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu theo đúng phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
3. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ chào bán trái phiếu và các thông tin công bố; thực hiện chế độ quản lý tài chính, kế toán thống kê và kiểm toán theo quy định của pháp luật.
5. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không tuân thủ quy định tại Nghị định này tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và quy định của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đầy đủ về hồ sơ bán trái phiếu và các thông tin công bố.

Nếu xác định có hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ dựa vào quy định tại các khoản 5, 5a, 5b và 6, Điều 42 về "Vi phạm quy định về công bố thông tin", Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (đã được sửa đổi, bố sung theo Nghị định số 128/2021/NĐ-CP). Theo đó, "Hành vi tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 300 triệu đồng. Và biện pháp khắc phục hậu quả là "Buộc huỷ bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm"; Người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 42 Nghị định 156/2020/NĐ-CP.

Trên cơ sở giám sát của Sở giao dịch chứng khoán, UBCKNN có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý các vi phạm trong hoạt động chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

Câu hỏi: Ai trả tiền cho nhà đầu tư khi trái phiếu bị thu hồi? Trường hợp đơn vị phát hành không trả tiền, nhà đầu tư có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi?

Tân Hoàng Minh nói có thể trả lại tiền cho khách hàng mua trái ph
Khoản 1 Điều 132 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: " Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

Điều 8 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ như sau:

Ngoài các hình phạt chính như phạt tiền, đơn vị phát hành có thể phải chịu hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó có:
“Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này, trong trường hợp đã chào bán, phát hành chứng khoán. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu”.

Theo đó, khi trái phiếu bị buộc thu hồi, đơn vị phát hành là bên có trách nhiệm hoàn trả tiền mua hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cho nhà đầu tư. Trong vòng tối đa 60 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc thu hồi trái phiếu đã phát hành, nhà đầu tư cần phải gửi yêu cầu đến đơn vị phát hành trái phiếu yêu cầu hoàn trả tiền mua hoặc tiền đặt cọc (nếu có). Nhà phát hành trái phiếu có trách nhiệm hoàn trả tiền mua hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cho nhà đầu tư trong thời hạn ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư.

Trong trường hợp đơn vị phát hành không trả tiền, nhà đầu tư có thể tiến hành khởi kiện đơn vị phát hành trái triếu theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục khởi kiện của nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Câu hỏi: UBCKNN chịu trách nhiệm ra sao khi đồng ý phát hành trái phiếu rồi sau đó lại ra quyết định hủy bỏ giao dịch?

Sau khi đồng ý phát hành trái phiếu rồi sau đó lại ra quyết định hủy bỏ giao dịch, UBCKNN cũng sẽ phải chịu một phần trách nhiệm khi đã không thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, rà soát một cách kỹ lưỡng các thông tin doanh nghiệp cung cấp khi chào bán trái phiếu riêng lẻ.

Trước đó, tập đoàn này từng quảng cáo "Trái phiếu Tập đoàn Tân Hoàng Minh là sản phẩm trái phiếu được kiểm duyệt bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Có tài sản đảm bảo bằng bất động sản, cho lãi suất 12% cao gấp 2,5 lần khi gửi ngân hàng, cho phép nhà đầu tư linh hoạt rút vốn hay chuyển đổi", là một trong những đoạn quảng cáo nhằm thu hút nhà đầu tư được đăng trên một website.

Hiện nay, tập đoàn này đã lên tiếng về việc sẽ trả lại tiền cho nhà đầu tư nếu có sai phạm, tuy nhiên, UBCKNN cũng phải liên đới chịu trách nhiệm bởi đã không hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, giám sát được quy định của mình theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Cho ý kiến về việc chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại thị trường trong nước; cho ý kiến về việc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán.
2. Quản lý, giám sát công ty chứng khoán trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán; giám sát Sở giao dịch chứng khoán trong việc thực hiện công bố thông tin, chế độ báo cáo và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Nghị định này.
3. Trên cơ sở giám sát của Sở giao dịch chứng khoán tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Nghị định này, tiếp nhận và xử lý các vi phạm trong hoạt động chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán.
4. Có ý kiến chấp thuận Quy chế vận hành chuyên trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp và Quy chế tiếp nhận, giám sát việc thực hiện chế độ công bố thông tin, báo cáo và giám sát việc giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Nghị định này.”

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan