Bộ tờ khai đăng ký sở hữu công nghiệp: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng

Nội dung bài viết

Việc đăng ký sở hữu công nghiệp, bao gồm nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, không chỉ giúp bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Bộ tờ khai đăng ký sở hữu công nghiệp là tài liệu quan trọng trong quy trình này, yêu cầu người nộp đơn phải cung cấp thông tin chi tiết và chính xác để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. Bài viết này SBLAW sẽ trình bày rõ ràng về các loại tờ khai cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, cùng với những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện.

Những mẫu tờ khai phổ biến nhất

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hay đơn đăng ký nhãn hiệu là một văn bản quan trọng chứa thông tin về nhãn hiệu dự định đăng ký, chủ đơn, mô tả nhãn hiệu, và các chi tiết liên quan đến việc bảo hộ thương hiệu.

Tờ khai này cung cấp cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời là một phần quan trọng trong quy trình đăng ký nhãn hiệu. SBLAW gửi đến bạn mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu mới nhất hiện nay và link tải ở cuối bài viết.

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu - SBLAW
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu mới nhất

Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, giấy chứng nhận thương hiệu mới nhất hiện nay. Quý khách có thể copy về tham khảo:

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 

CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________

GIẤY CHỨNG NHẬN 

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Số: 

      Chủ Giấy chứng nhận:

      (Địa chỉ)

      Số đơn:

      Ngày nộp đơn:

      Cấp theo Quyết định số: .../QĐ-SHTT, ngày:............................

Có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn).

 

 

 

 

                                                                                                                       Cục trưởng

                                              (Mã vạch)

Giấy chứng nhận nhãn hiệu, thương hiệu được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ thì có dạng như sau:

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Link Download  File DOC >> Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký sáng chế

Ngày 23/08/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP với nội dung chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền liên quan đến giống cây trồng, và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Nghị định này đặc điểm quy định về mẫu tờ khai đăng ký sáng chế về quyền sở hữu công nghiệp tại Phụ lục I. Quý khách hàng có thể tham khảo và download mẫu tờ khai đăng ký sáng chế bên dưới đây.

Mẫu ờ khai đăng ký sáng chế - SBLAW
Mẫu ờ khai đăng ký sáng chế

Quý khách có thể download mẫu tờ khai đăng ký sáng chế tại link sau >> Tờ khai đăng ký sáng chế

Tờ khai đăng ký kiểu dáng

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chủ đơn cần chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký. Dưới đây là các thông tin chi tiết về tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Thông tin về kiểu dáng:

  • Tên kiểu dáng: Cần ngắn gọn, đơn giản, không mang tính chất quảng cáo. Ví dụ: chai, bàn, nhãn sản phẩm.
  • Phân loại quốc tế: Điền theo Bảng phân loại kiểu dáng công nghiệp Lorcano. Nếu không xác định được, có thể để trống và Cục sẽ phân loại với phí bổ sung.

Thông tin chủ đơn:

  • Tên đầy đủ: Ghi rõ họ tên hoặc tên tổ chức.
  • Địa chỉ: Cần chính xác theo giấy tờ pháp lý.
  • Thông tin liên hệ: Bao gồm số điện thoại, fax (nếu có), email (không bắt buộc).
  • Chủ đơn đồng thời là tác giả: Đánh dấu nếu chủ đơn là cá nhân và đồng thời là tác giả.

Thông tin đại diện (nếu có):

  • Nếu chủ đơn là tổ chức, cần ghi rõ thông tin của người đại diện theo pháp luật hoặc cá nhân được ủy quyền.

Thông tin tác giả:

  • Cung cấp tên, quốc tịch, địa chỉ và số điện thoại của tác giả thiết kế kiểu dáng.

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên:

  • Đánh dấu nếu đơn đăng ký yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ đơn trước đó và cung cấp thông tin liên quan.
Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp - SBLAW
Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp - SBLAW

Bạn có thể tải về Tờ khai đăng ký Kiểu dáng công nghiệp tại đây (DOC / PDF)

Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu không chỉ là một tài liệu pháp lý quan trọng mà còn là bước đầu tiên trong quy trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc hoàn thiện tờ khai một cách chính xác và đầy đủ sẽ quyết định đến khả năng được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu, từ việc điền thông tin về nhãn hiệu đến các yêu cầu cần thiết khác, giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình này một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn viết tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Ô số 1: Khách hàng sẽ dán mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký vào ô số 1 sao cho kích thước không vượt quá hình ô số 1 (thường kích thước nhỏ hơn 8cm x 8cm).
  • Màu sắc & Mô tả nhãn hiệu: Ghi tất cả màu sắc có trong nhãn hiệu và mô tả sơ qua về nhãn hiệu để làm cho chuyên viên hiểu rõ. Ví dụ: Nhãn hiệu TOYOTA có mô tả rằng nó bao gồm phần chữ viết in hoa màu đen (TOYOTA) và phần hình là biểu tượng quả địa cầu cách điệu.
  • Ô số 2: Điền thông tin chủ đơn, bao gồm tên Công ty hoặc cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, email, và số fax.
  • Ô số 3: Điền thông tin người đại diện theo pháp luật của chủ đơn, và tích vào ô "là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn" nếu có. Các cá nhân nộp đơn không cần điền ô số 3.
  • Ô số 8: Ký tên chủ đơn hoặc người đại diện chủ đơn (chỉ ký, không cần ghi rõ họ tên).
  • Ô số 4: Không cần điền nếu không có yêu cầu.
  • Ô số 5: Dựa vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ trong đơn để tích vào từng yêu cầu của đơn đăng ký. Thông thường sẽ tích vào các ô sau: Dòng thứ 1, 4, 5, 7, và Tổng chi phí là 660.000 VND.
  • Ô số 6: Tích vào các ô sau: Dòng thứ 1, 2, 3.
  • Ô số 7: Ghi danh mục nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu dự định đăng ký.
Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Hướng dẫn cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, việc điền tờ khai là bước quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và đảm bảo tính hợp pháp của nhãn hiệu đó. Vì thế hôm nay SBLAW sẽ hướng dẫn cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu cách chuẩn xác nhất.

Phần (1): Nhãn hiệu

  • Phần này của đơn đăng ký nhãn hiệu được sử dụng để gắn mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ. Dưới đây là một số lưu ý về nhãn hiệu:
  • Kích thước nhãn không được vượt quá 80mm × 80mm.
  • Phải trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ hoặc dưới dạng đen trắng.

Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại hình nhãn hiệu cần bảo hộ. Tổng cộng có 3 loại hình chính:

  • Nhãn hiệu tập thể: Dành cho tổ chức tập thể doanh nghiệp theo quy chế của tập thể đó.
  • Nhãn hiệu liên kết: Trùng hoặc tương tự với nhãn khác mà đã được bảo hộ cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự liên quan.
  • Nhãn hiệu chứng nhận.

Một số lưu ý khi viết mô tả:

  • Chỉ rõ các yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu.
  • Đối với từ ngữ không phải tiếng Việt, cần phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa.
  • Mô tả hình họa của chữ, từ ngữ nếu là yếu tố phân biệt.
  • Xác định vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Phần (2): Cách điền phần “Chủ đơn” trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu

  • Điền thông tin chủ đơn, bao gồm:
  • Tên đầy đủ: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Địa chỉ: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Điện thoại, fax, Email: Điền đầy đủ.

Nếu có chủ đơn khác, đánh dấu “x” vào ô vuông “Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung”. Sau đó khai bổ sung chủ sở hữu tại trang bổ sung của tờ khai.

Phần (3): Đại diện của chủ đơn

  • Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với các loại đại diện của chủ đơn:
  • Người đại diện theo pháp luật của chủ đơn: Người đứng đầu tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên.
  • Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền.
  • Người được ủy quyền khác: Cá nhân hoặc tổ chức được ủy quyền.

Đồng thời ghi rõ tên, địa chỉ của người hoặc tổ chức được ủy quyền.

Nếu chủ đơn chính tự điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu và tự nộp đơn, phần này có thể bỏ trống.

Cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Phần (4): Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

  • Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, đánh dấu “x” và điền thông tin theo loại yêu cầu hưởng.

Phần (5): Phí, lệ phí

  • Đánh dấu “x” ứng với các khoản phí đã nộp và điền số đối tượng tính phí và số tiền nộp tương ứng.

Phần (6): Các tài liệu có trong đơn

  • Đánh dấu “x” cho những tài liệu có trong hồ sơ và điền thông tin theo yêu cầu.

Phần (7): Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

  • Liệt kê các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu theo Bảng phân loại quốc tế theo thỏa ước Ni-xơ.
  • Việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ theo thỏa ước Ni-xơ, theo tuần tự từ nhóm có số thứ tự từ thấp đến cao.

Phần (8): Cam kết của chủ đơn trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu

  • Chủ đơn hoặc đại diện ký và ghi rõ họ tên nếu là cá nhân, hoặc ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của tổ chức nếu là tổ chức.

Quy trình điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu không chỉ là công việc biểu tượng mà còn là bước quan trọng định rõ quyền lợi và cam kết của chủ đơn, đồng thời là bảo chứng cho sự bền vững và hiệu quả của chiến lược bảo vệ nhãn hiệu trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Liên hệ ngay SBLAW nếu quý khách cần giúp đỡ và hỗ trợ.

Trên đây là hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu tiêu chuẩn. Quý khách hàng có thể download về và điền đầy đủ theo thông tin trên tờ khai này. Nếu có vấn đề gì thắc mắc quý khách có thể liên hệ ngay tới SBLAW để nhận được giải đáp cụ thể.

Bộ tờ khai sở hữu công nghiệp mới nhất 2024

Các Mẫu tờ khai trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

Xem chi tiết toàn văn Nghị định tại đây:

Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

- File word của các Phụ lục kèm theo tải về tại đây: Phụ lục 1Phụ lục 2Phụ lục 3Phụ lục 4Phụ lục 5Phụ lục 6Phụ lục 7. 

Phụ lục I

Phần IMẪU TỜ KHAI
Mẫu số 01Tờ khai đăng ký sáng chếXemTải về
Mẫu số 02Đơn đề nghị xác nhận thủ tục đăng ký lưu hành dược phẩm lần đầu bị chậmXemTải về
Mẫu số 03Tờ khai yêu cầu đền bù do chậm cấp phép lưu hành lần đầu đối với dược phẩm sản xuất theo bằng độc quyền sáng chếXemTải về
Mẫu số 04Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chếXemTải về
Mẫu số 05Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chếXemTải về
Mẫu số 06Tờ khai đăng ký thiết kế bố tríXemTải về
Mẫu số 07Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệpXemTải về
Mẫu số 08Tờ khai đăng ký nhãn hiệuXemTải về
Mẫu số 09Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lýXemTải về
Phần IIYÊU CẦU VỀ TỜ KHAIXemTải về
Phần IIIYÊU CẦU CHUNG VỀ HÌNH THỨC CỦA TÀI LIỆU NỘP KÈM THEO TỜ KHAIXemTải về
Phần IVYÊU CẦU RIÊNG VỚI CÁC TÀI LIỆU CỤ THỂXemTải về

Phụ lục II

Mẫu số 01Tờ khai đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt NamXemTải về
Mẫu số 02Tờ khai yêu cầu thực hiện sau khi đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam được cấp số đăng ký quốc tếXemTải về
Mẫu số 03Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được chuyển đổi từ đăng ký quốc tế nhãn hiệu bị mất hiệu lực theo Điều 9quinquies của Nghị định thư MadridXemTải về
Mẫu số 04Tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 05Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 06 Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 07Tờ khai gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 08Tờ khai chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 09Tờ khai cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 10Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu íchXemTải về
Mẫu số 11Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫnXemTải về
Mẫu số 12Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệpXemTải về
Mẫu số 13Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệuXemTải về
Mẫu số 14Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lýXemTải về

Phụ lục III

Mẫu số 01Đơn đề nghị giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nướcXemTải về
Mẫu số 02Đơn yêu cầu cho phép sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nướcXemTải về

Phụ lục IV

Mẫu số 01Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 02Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 03Tờ khai yêu cầu ghi nhận việc sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệpXemTải về

Phụ lục V

Mẫu số 01Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 02Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 03Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 04Tờ khai yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 05Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 06Tờ khai yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 07Tờ khai yêu cầu ghi nhận thay đổi thông tin về tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 08Tờ khai yêu cầu xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 09Tờ khai yêu cầu xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệpXemTải về

Phụ lục VI

Mẫu số 01Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 02Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 03Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 04Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 05Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 06Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 07Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệpXemTải về
Mẫu số 08Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồngXemTải về
Mẫu số 09Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồngXemTải về
Mẫu số 10Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồngXemTải về
Mẫu số 11Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồngXemTải về
Mẫu số 12Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồngXemTải về

Phụ lục VII

Danh mục lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến an ninh, quốc phòng

1. Vũ khí bao gồm đạn dược; vũ khí hoá học, sinh học, hạt nhân và các loại vũ khí khác dùng trong quân sự.

2. Vật liệu nổ.

3. Trang thiết bị quân sự.

4. Thiết bị, công nghệ được sử dụng cho các hoạt động tình báo, phản gián, điều tra tội phạm.

5. Công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ sử dụng trong các hoạt động liên quan đến an ninh, trật tự.

Mẫu Đơn khiếu nại ban hành kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ

MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI

Xem

Tải về

Nguồn: ipvietnam.gov.vn

Tham khảo thêm >> Đăng Ký Nhãn Hiệu (Thương Hiệu)

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan

Dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Dự thảo Thông tư này đang có đề xuất quy định giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Xem chi tiết