Thủ tục ly hôn thuận tình đòi hỏi vợ chồng tự thỏa thuận về việc nuôi con và phân chia tài sản, công nợ chung (nếu có). Nếu bạn muốn thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình một cách nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của chúng tôi theo quy định mới nhất của Luật Hôn nhân Gia đình tại công ty luật SBLAW.
Điều kiện để có thể thuận tình ly hôn
Điều kiện để thuận tình ly hôn được quy định theo Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
Theo quy định của Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp cả vợ và chồng đều yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn khi nhận thấy cả hai bên đều tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận đồng lòng về việc chia tài sản, trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết thủ tục ly hôn.
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Hiện tại, khi cả hai vợ chồng đều yêu cầu ly hôn và không có con chung, nếu cả hai đều tự nguyện và đã thỏa thuận một cách công bằng về phân chia tài sản, Tòa án có thể công nhận trường hợp của họ là thuận tình ly hôn.
Thuận tình ly hôn thì nộp đơn ở đâu?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn thường thuộc về Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi mà:
- Cả hai vợ chồng đang cư trú: Nếu cả hai vợ chồng cùng sinh sống tại một quận/huyện, bạn có thể nộp đơn ly hôn tại tòa án của quận/huyện đó.
- Một trong hai vợ chồng đang cư trú hoặc làm việc: Nếu vợ hoặc chồng bạn đang cư trú hoặc làm việc tại một quận/huyện khác, bạn có thể nộp đơn ly hôn tại tòa án của quận/huyện nơi người đó cư trú hoặc làm việc.
Ly hôn thuận tình cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Hồ sơ ly hôn thuận tình cần giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có xác nhận của phường xã.
- Bản sao công chứng CMTND/CCCD còn hiệu lực.
- Bản sao công chứng hộ khẩu của vợ chồng.
- Giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi.
Đây là 6 tài liêu cơ bản thường cần trong hồ sơ xin thuận tình ly hôn mà vợ chồng bạn cần triển khai. Theo SBLAW, ngoài các tài liệu trên để triển khai nhanh gọn thủ tục ly hôn thuận tình bạn có thể cần thêm các giấy tờ sau: Nguyện vọng không yêu cầu Tòa án hòa giải, Giáy Xác nhận tình trạng chung sống của vợ chồng hay thường gọi là giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng, Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi, ...
Thủ tục ly hôn thuận tình tiêu chuẩn
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thủ tục ly hôn thuận tình của vợ chồng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn
Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc qua Bưu điện.
Tham khảo >> Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2024
Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí
Sau khi nhận hồ sơ, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Thẩm phán sau đó ra thông báo về nộp lệ phí và vợ chồng cần thực hiện việc này trong vòng 05 ngày.
Nộp tiền tạm ứng án phí: Dựa trên thông báo, vợ chồng nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự và nộp lại biên lai cho Tòa án.
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai: Tòa án có thời hạn 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp giải quyết. Phiên họp diễn ra trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Bước 3: Tiến hành hoà giải
Theo quy định của Điều 397 trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, các điều khoản được miêu tả như sau:
- Trong quá trình chuẩn bị xét đơn yêu cầu, khi cần thiết và trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng có cơ hội đoàn tụ, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý gia đình và cơ quan quản lý trẻ em về tình hình gia đình, nguyên nhân của mâu thuẫn, và mong muốn của vợ, chồng, con liên quan đến vụ án.
- Thẩm phán tiến hành quá trình hòa giải nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng đoàn tụ. Trong quá trình này, Thẩm phán giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cũng như về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Trong trường hợp sau khi quá trình hòa giải, vợ chồng đạt được thỏa thuận và đoàn tụ, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ, như được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 397 trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 5: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Thẩm phán tiến hành hòa giải trong phiên họp để giải quyết mối quan hệ gia đình. Trong trường hợp hòa giải thành công, Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu không thành công, Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân từ ngày quyết định có hiệu lực.
Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí tòa án, thủ tục ly hôn thuận tình được xếp vào loại vụ án dân sự. Điều này có nghĩa là khi muốn ly hôn, cả hai vợ chồng đều phải nộp lệ phí tòa án. Cụ thể, lệ phí sơ thẩm và phúc thẩm đều là 300.000 đồng/vụ
Tuy nhiên, chi phí ly hôn thuận tình không chỉ dừng lại ở mức lệ phí tòa án mà còn bao gồm nhiều khoản khác nữa. Để có cái nhìn tổng quan nhất, chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết:
Lệ phí tòa án
- Quy định hiện hành: Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, lệ phí sơ thẩm và phúc thẩm cho việc giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình (bao gồm cả ly hôn thuận tình) là 300.000 đồng/cấp.
- Chia sẻ lệ phí: Thông thường, cả hai vợ chồng sẽ chia sẻ đều lệ phí này, tức mỗi người đóng 150.000 đồng. Tuy nhiên, có thể có thỏa thuận khác giữa hai bên.
Chi phí dịch vụ luật sư
Tùy thuộc vào từng trường hợp: Nếu bạn muốn được luật sư tư vấn và đại diện trong quá trình ly hôn, bạn sẽ phải trả thêm chi phí dịch vụ luật sư. Mức phí này thường dao động tùy thuộc vào độ phức tạp của vụ việc, kinh nghiệm của luật sư và thỏa thuận giữa bạn và luật sư.
Chi phí chứng minh
Nếu cần thiết: Nếu cần phải thu thập thêm bằng chứng để chứng minh các yêu cầu liên quan đến việc chia tài sản, nuôi con, v.v., bạn sẽ phải chịu thêm chi phí liên quan đến việc thu thập bằng chứng đó. Ví dụ: phí công chứng, phí dịch thuật, phí làm giấy tờ...
Chi phí khác:
- Chi phí đi lại: Nếu phải đi lại nhiều lần đến tòa án để làm thủ tục, bạn sẽ phải chịu thêm chi phí đi lại.
- Chi phí sinh hoạt: Trong quá trình giải quyết vụ ly hôn, bạn có thể phải chi trả thêm các chi phí sinh hoạt khác như thuê nhà, nuôi con...
Trên đây là những thủ tục ly hôn thuận tình mà quý khách hàng cần biết. Để biết thêm các thông tin khác liên quan, quý khách vui lòng liên hệ ngay tới SBLAW để nhận được lời khuyên từ các luật sư của chúng tôi. HOTLINE: 0904 340 664
|