Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai

Nội dung bài viết

Tranh chấp đất đai là gì? Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, SBLAW sẽ giải đáp toàn bộ cho quý khách hàng nắm rõ nhé.

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là một tình huống pháp lý mà hai hoặc nhiều bên có sự xung đột về quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền kiểm soát về một phần đất đai cụ thể. Tranh chấp đất đai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tranh chấp đất đai là gì
Tranh chấp đất đai là gì?

Các loại tranh chấp đất đai

Những trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Tranh chấp quyền sở hữu đất đai:

Tranh chấp về quyền sở hữu xảy ra khi nhiều bên khẳng định họ có quyền sở hữu đất đai cụ thể. Điều này có thể do sự tranh luận về quyền chuyển nhượng đất đai, thừa kế, hay quyền mua bán không được thực hiện một cách hợp lệ.

Tranh chấp quyền sử dụng đất đai:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai xảy ra khi một bên cho rằng họ có quyền sử dụng đất đai theo một cách cụ thể, chẳng hạn như qua hợp đồng thuê đất, nhưng bị bên khác chống đối hoặc tranh chấp việc sử dụng đất đai này.

Tranh chấp về gianh giới đất đai:

Tranh chấp về ranh giới đất đai xảy ra khi hai hoặc nhiều bên không đồng tình về ranh giới chính xác giữa các mảnh đất, dẫn đến xung đột về diện tích hoặc vị trí cụ thể của đất đai.

Vi phạm quyền sử dụng đất đai:

Tranh chấp có thể phát sinh khi một bên vi phạm quyền sử dụng đất đai của bên khác, chẳng hạn như xâm phạm đất đai của người khác bằng cách xây dựng hoặc sử dụng đất đai mà họ không có quyền sử dụng.

Các tranh chấp liên quan đến quyền tài sản khác liên quan đến đất đai:

Trong một số trường hợp, tranh chấp đất đai có thể liên quan đến các quyền tài sản khác nhau như quyền mỏ, quyền khai thác tài nguyên, hoặc quyền xây dựng trên đất đai.

Tranh chấp đất đai thường được giải quyết thông qua các quy trình pháp lý như đàm phán, trọng tài, hoặc qua tòa án. Các luật sư chuyên về bất động sản và pháp lý đất đai thường đảm nhận vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp này.

Các loại tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay
Các loại tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Hồ sơ thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Để khách hàng nắm rõ thông tin chi tiết trước khi gửi đơn giải quyết tranh chấp đất đai. SBLaw đã đề ra một số hồ sơ thủ tục sau:

  • Đơn yêu cầu (theo mẫu của tòa án)
  • Các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án (giấy tờ về đất, nhà đất, hợp đồng…)
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân.
  • Các tài liệu chứng cứ khác có liên quan:
  • Bản thống kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
  • Ngoài ra, các tài liệu nêu trên là văn bản, đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
Luật tố tụng hành chính về đất đai quy định như thế nào?
Tranh chấp đất đai là gì? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Ngày nay,việc tranh chấp đất đai xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp chúng ta lại càng cần phải nắm rõ quy định của pháp luật về quy trình giải quyết tranh chấp về đất đai để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc của mọi người khi gặp phải các tranh chấp về đất đai.

Giai đoạn 1: Thủ tục hòa giải tại cơ sở

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu các bên có tranh chấp về đất đai, nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, nếu không tự hòa giải được, các bên phải giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại cơ sở. Đây là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai.

Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về thủ tục hòa giải cơ ở như sau:

Kể từ khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện công việc :

  • Kiểm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập tài liệu giấy tờ có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất;
  • Thực hiện việc thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tiến hành hòa giải.
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải với sự tham gia của các bên tranh chấp đất đai, thành viên Hội đồng hòa giải và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Hòa giải chỉ tiến hành khi các bên tranh chấp đều tham gia. Trong trường hợp các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì việc hòa giải không thành. Kết quả của việc hòa giải tranh chấp đất đai phải lập thành biên bản.

Thủ tục hành chính tranh chấp đất đai
Thủ tục hành chính tranh chấp đất đai

Giai đoạn 2: Thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải cơ sở không thành.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì giải quyết sau:

Trường hợp 1:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này về tranh chấp tài sản gắn liền với đất sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết;

Trường hợp 2:

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn giải quyết một trong hai trường hợp theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Trường hợp 3

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết sẽ thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, , người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiên túc chấp hành. Trong các trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

Như vậy, nếu hòa giải cơ sở không thành, các bên có thể nộp hồ sơ vụ việc, đơn khởi kiện, đơn giải quyết yêu cầu … tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tại Điều 202; 203 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau

Hòa giải tranh chấp đất đai

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trong trường hợp sau khi hòa giải ở địa phương mà hai bên chưa giải quyết được tranh chấp thì bên có quyền gửi đơn trực tiếp lên cơ quan cấp trên là Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc Tòa án nhân dân quận, huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của SBLAW
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của SBLAW

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Bao gồm tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục và quy trình tranh chấp đất đai. Đồng thời giải đáp giúp quý khách hàng biết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? Hy vọng các thông tin này hữu ích cho quý khách hàng.

Tham khảo thêm >> Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai SBLAW

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan