Thiết kế logo màu và sắc

Nội dung bài viết

Khi thiết kế logo bạn quan tâm đến điều gì? Đầu tiên có lẽ là ý tưởng. Chúng phải truyền tải 1 cái gì đó khá “cao siêu” sau đó là hình ảnh để thể hiện ý tưởng đó và tiếp theo mới đến màu chứ ít ai quan tâm đến sắc độ của logo. Vậy Sắc độ là gì? Màu và sắc khác nhau ra sao? Nó quan trọng với logo như thế nào? Mời bạn theo dõi thông qua vài ví dụ sau.

Ở bài viết này bạn sẽ được làm quen với 2 khái niệm: MÀU và SẮC. Ở các ví dụ cụ thể của bài viết chúng ta sẽ sử dụng hệ màu CMYK dùng trong thiết kế in ấn.

1/ MÀU ( hay còn gọi là MÀU CÓ SẮC)

Hiểu theo cách thông thường nó bao gồm các màu như: Xanh, đỏ, tím, vàng, cam, nâu,…

Hệ màu CMYK dùng trong thiết kế phục vụ cho việc in ấn

Trong khái niệm màu lại chia làm 2 loại: màu GỐC và màu PHA.

Màu gốc theo hệ màu CMYK bao gồm các màu: Magenta = M (hồng sẫm), Cyan = C (xanh lơ), Yellow = Y (vàng), Black = K (tạm hiểu là màu đen)

Màu pha bao gồm các màu: Orange - Cam, Blue - Xanh đậm, Green - Xanh lá cây,… Những màu được pha trộn từ 2, 3 hoặc nhiều màu gốc với nhau.

2/ SẮC ĐỘ (hay còn gọi là MÀU VÔ SẮC)

Có thể hiểu là độ đậm nhạt của màu và được chia theo mức độ từ ĐEN đến TRẮNG (đậm đến nhạt)
Những màu có sắc độ đậm như: Đỏ, nâu, Xanh lá, Xanh Blue,…

Những màu có sắc độ nhạt như: xanh nõn chuối, vàng, tím nhạt, Xanh da trời,…
Bạn muốn biết sắc độ của màu nào hãy mang màu đó ra photocopy hoặc chụp thành ảnh đen trắng sẽ cho ra kết quả tương đối chính xác.

Quay lại chủ đề chính của bài viết là Màu - Sắc và việc thiết kế logo có liên quan gì đến nhau? Xin thưa là có! Và nhiều là đằng khác. Vì công việc thiết kế logo chuyên nghiệp phải luôn bắt đầu từ Đen và trắng với những phác thảo đầu tiên. Và chỉ khi nó ổn với Đen và Trắng thì công đoạn thêm màu mới hoàn hảo và chuẩn chỉ.

Hãy xem ví dụ được lấy từ mẫu thiết kế logo xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và bạn sẽ nhận thấy nó có “chấp nhận được” hay không và đến mức nào?
Và đây là sắc độ của logo Petrolimex cũ và mới
Nếu xét về sắc đồ thì mẫu logo cũ “đạt tiêu chuẩn” hơn rất nhiều. Trong thiết kế rất ít khi người ta dùng 2 màu cùng sắc độ tối (hoăc sáng) chồng lên nhau vì khi đó bố cục tổng thể sẽ cho cảm giác bị “xỉn màu” hay còn gọi là màu bị đục, cảm giác “tối tăm” và “mù mịt”.

Trong trường hợp dùng 2 màu có cùng sắc độ tối thường người ta sẽ tách chúng bằng các nét trắng ví dụ như trong trường hợp logo cũ của Petrolimex hoặc đặt chúng song song tránh trường hợp bị chồng lên nhau.

Hãy xem các chuyên gia sáng tạo như nào nhé!
Còn đây là Đen và Trắng:

Mẫu thiết kế logo của NBC, NBA, Caltex, Pepsi

Mẫu thiết kế logo của các thương hiệu nổi tiếng khi nhìn Đen trắng

Thiết kế logo là công việc khó vì ngoài yếu tố chuyên môn nó còn là sự trải nghiệm và vốn sống của họa sĩ thiết kế. Đôi khi bạn có một ý tưởng tuyệt vời, tìm được một hình ảnh ưng ý nhưng thiếu độ cảm nhận tinh tế về màu và sắc độ nó cũng khiến cho sản phẩm của bạn thiếu đi những nét duyên để có được cái nhìn thiện cảm từ khách hàng.
(sblaw.vn Theo Vano)

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan