Thị trường trái phiếu - Minh bạch để phát triển

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những giải đáp về vấn đề "Thị trường trái phiếu - Minh bạch để phát triển" . Dưới đây là nội dung chi tiết :

Với con số tăng trưởng trên 50% của trái phiếu năm 2020, theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã đủ để gọi là phát triển nóng chưa? Nó sẽ tạo ra những rủi ro như thế nào cho thị trường từ sự phát triển này? : 

Trả lời :

Phát triển mạnh mẽ trong hơn hai năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Nhu cầu phát hành trái phiếu của doanh nghiệp ngày càng lớn theo thời gian, một phần bởi vay tiền ngân hàng không dễ và phải chịu áp đặt nhiều quy định, một phần bởi lãi suất khi vay qua trái phiếu có thể rẻ hơn vay ngân hàng, vì doanh nghiệp chỉ cần trả lãi cao hơn lãi suất tiền gửi cho khách hàng.

Đặc biệt, kể từ ngày 01/01/2021, khi nhiều quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu triển khai và áp dụng thì năm 2021 là năm “bùng nổ” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Ngoại trừ trái phiếu doanh nghiệp của khối ngân hàng (hầu như chỉ bán chéo cho nhau và không phát hành ra nhà đầu tư cá nhân) thì phần lớn trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 623.616 tỷ đồng, tăng 34,9% so với năm 2020; trong đó tài chính-ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị phát hành năm 2021, chiếm 42% tổng giá trị phát hành; nhóm ngành bất động sản chiếm 34,8% tổng giá trị phát hành, tăng 36,2% so với năm 2020.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng “nóng” cũng dẫn tới xuất hiện những loại trái phiếu “3 không”: không tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm và không bảo lãnh thanh toán. Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy năm 2021, có tới 94,5% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là trái phiếu riêng lẻ. Trong 826 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 11 tháng của năm thì có tới 803 đợt phát hành riêng lẻ.

Cụ thể, theo báo cáo từ Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research), trong năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 318.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong số các trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, có tới một nửa trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Một nửa còn lại chủ yếu được đảm bảo bằng cổ phiếu của chính doanh nghiệp phát hành hoặc các dự án hình thành trong tương lai, vốn có tính biến động rất cao và khó định giá chính xác.

Thậm chí, trong số hơn 100 doanh nghiệp bất động sản phát hành riêng lẻ đầu năm nay, có tới 26 doanh nghiệp thua lỗ...

Cùng với sự bùng nổ của thị trường trái phiếu là những rủi ro đáng báo động. Trên các chợ, diễn đàn, hội nhóm buôn bán trái phiếu, nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp được chào bán với lãi suất trên 10%, có nơi lên đến 13-18%/năm với những lời cam kết hấp dẫn như: mua trái phiếu được thế chấp trái phiếu để vay lại vốn ngân hàng, được ngân hàng bảo lãnh, được mua lại bởi chính đơn vị phát hành, được đảm bảo bằng bất động sản hoặc cổ phiếu…

Vụ việc mới đây, căn cứ hồ sơ, tài liệu và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa Đông và Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ cho thấy những bất thường trong hoạt động cung cấp trái phiếu của Tân Hoàng Minh và thể hiện sự tinh vi lách luật.

Theo Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, trái phiếu riêng lẻ không được phát hành cho nhà đầu tư cá nhân thông thường mà chỉ được chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh, trái phiếu của Tân Hoàng Minh đã lách luật để tiếp cận với nhiều đối tượng hơn giống với chào bán ra công chúng…

Rất chóng vánh sau khoảng thời gian ngắn công bố, “miếng phomát” hấp dẫn với lãi suất trả cho nhà đầu tư lên đến 12%/năm cùng với những hứa hẹn của những dự án bất động sản đầy tính hoa mỹ của Tân Hoàng Minh đã thu hút 10.030 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Và kết quả điều tra của Bộ Công an đã xác định trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, phát hành trái phiếu trái quy định pháp luật để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

Theo Luật sư Hà khung chế tài cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã đủ mạnh hay chưa?

Trả lời :

Hiện nay chế tài đối với những hành vi vi phạm trong phát hành TPDN đã được pháp luật quy định tương đối đầy đủ.

Cụ thể, ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tiếp đến, ngày 31/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.

Trong đó, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

Riêng đối với hành vi vi phạm công bố thông tin mức phạt tối đa là 70 triệu đồng; Không thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ hoặc thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ không đúng thời hạn theo quy định mức phạt lên đến 100 triệu đồng;

Đặc biệt, mức phạt tối đa có thể lên đến 300 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo việc chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, trung thực, có thể kiểm chứng được, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; không rà soát đối tượng tham gia mua trái phiếu phát hành riêng lẻ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, … (Điều 8, Nghị định 156/2020/NĐ-CP).

Đối với vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, mức phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu về việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành lại Việt Nam có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật (Điều 11, Nghị định 156/2020/NĐ-CP)…

Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn có thể chịu hình thức phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động phát hành, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề, … Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi TPDN, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư công thêm tiền lãi tính theo lãi ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi ngân hàng, …

Tuy nhiên, các biện pháp xử phạt hiện hành như vậy còn yếu và chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, pháp luật hình sự cũng chưa có quy định rõ ràng, cụ thể tội danh nào đối với những sai phạm trong hoạt động phát hành, mua bán TPDN. Nếu có hành vi vi phạm trong hoạt động phát hành, mua bán TPDN gây hậu quả nghiêm trọng cũng chỉ có thể điều tra về các tội danh khác như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa dối khách hàng, … dẫn đến khó xử lý nghiêm minh, kịp thời, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Trong khi đó, thị trường TPDN càng phát triển thì tính chất, mức độ vi phạm sẽ ngày càng phức tạp và tinh vi gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thị trường, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và xử lý.

Từ đó, để giảm thiểu và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong phát hành TPDN, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến chế tài đối với hành vi vi phạm theo hướng tăng mức phạt hành chính. Đặc biệt, cần bổ sung thêm chế tài hình sự đối với những vụ việc, hành vi vi phạm trong phát hành TPDN để tạo tính răn đe.

Hiện nay chế tài đối với những hành vi vi phạm trong phát hành TPDN đã được pháp luật quy định tương đối đầy đủ.

Cụ thể, ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tiếp đến, ngày 31/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.

Trong đó, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

Riêng đối với hành vi vi phạm công bố thông tin mức phạt tối đa là 70 triệu đồng; Không thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ hoặc thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ không đúng thời hạn theo quy định mức phạt lên đến 100 triệu đồng;

Đặc biệt, mức phạt tối đa có thể lên đến 300 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo việc chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, trung thực, có thể kiểm chứng được, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; không rà soát đối tượng tham gia mua trái phiếu phát hành riêng lẻ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, … (Điều 8, Nghị định 156/2020/NĐ-CP).

Đối với vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, mức phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu về việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành lại Việt Nam có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật (Điều 11, Nghị định 156/2020/NĐ-CP)…

Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn có thể chịu hình thức phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động phát hành, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề, … Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi TPDN, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư công thêm tiền lãi tính theo lãi ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi ngân hàng, …

Tuy nhiên, các biện pháp xử phạt hiện hành như vậy còn yếu và chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, pháp luật hình sự cũng chưa có quy định rõ ràng, cụ thể tội danh nào đối với những sai phạm trong hoạt động phát hành, mua bán TPDN. Nếu có hành vi vi phạm trong hoạt động phát hành, mua bán TPDN gây hậu quả nghiêm trọng cũng chỉ có thể điều tra về các tội danh khác như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa dối khách hàng, … dẫn đến khó xử lý nghiêm minh, kịp thời, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Trong khi đó, thị trường TPDN càng phát triển thì tính chất, mức độ vi phạm sẽ ngày càng phức tạp và tinh vi gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thị trường, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và xử lý.

Từ đó, để giảm thiểu và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong phát hành TPDN, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến chế tài đối với hành vi vi phạm theo hướng tăng mức phạt hành chính. Đặc biệt, cần bổ sung thêm chế tài hình sự đối với những vụ việc, hành vi vi phạm trong phát hành TPDN để tạo tính răn đe.

Với khuôn khổ pháp lý từ Nghị định 153, theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, còn cần khắc phục những lỗ hổng nào để đảm bảo thị trường lành mạnh?

Trả lời :

Ngày 31/12/2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Nghị định này thay thế Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2018/NĐ-CP. Đây là Nghị định quan trọng trong chuỗi văn bản pháp lý liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực ngay từ ngày 01/01/2021 bởi phần lớn lượng trái phiếu phát hành trên thị trường là trái phiếu chào bán riêng lẻ. Tuy nhiên, Nghị định này cũng đã có bộc lộ một số bất cập, cụ thể:

Thứ nhất, về các quy định hỗ trợ và bảo vệ nhà đầu tư cá nhân, mặc dù có vai trò quan trọng trong góp sức cho sự phát triển của thị trường khoán Việt Nam trong suốt 20 năm qua, nhưng nhà đầu tư cá nhân vẫn đối mặt với nhiều rủi ro vì thiếu cơ chế, cũng như giải pháp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Nhìn ra các nước trong khu vực, như ở Hồng Kong, Công ty Ðền bù cho nhà đầu tư (ICC) được lập ra để quản lý Quỹ Bồi thường nhà đầu tư (ICF). Quỹ có nhiệm vụ bù đắp các thiệt hại về tài chính cho nhà đầu tư do các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị phá sản hay vỡ nợ, …

Ở thị trường Ðài Loan, Trung tâm Bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán (SFIPC) được thành lập và đại diện nhà đầu tư tham gia tranh tụng với công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm thanh toán bù trừ.

SFIPC được trao các đặc quyền như quyền khởi kiện, tố tụng nhân danh nhà đầu tư khi được ủy quyền từ tối thiểu 20 nhà đầu tư có quyền lợi bị xâm phạm và quyền sử dụng quỹ bảo vệ nhà đầu tư để chi trả thiệt hại khi các công ty chứng khoán gặp khó khăn về tài chính.

Còn tại Hoa Kỳ, Công ty Bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán (SIPC) là tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập theo Luật Bảo vệ nhà đầu tư năm 1970 của nước này.

Nhiệm vụ chính của SIPC là hoàn trả chứng khoán, tiền hoặc các loại chứng khoán khác cho nhà đầu tư trong trường hợp công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán bị phá sản, gặp khó khăn về tài chính, tài sản của nhà đầu tư bị mất.

Từ đây, có thể thấy rằng, ngay cả thị trường chứng khoán ở nhiều nước phát triển trên thế giới đã ra đời và hoạt động hàng trăm năm, khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán có tiềm lực tài chính mạnh vẫn cần sự tồn tại của công ty bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.

Thứ hai, về xếp hạng tín nhiệm trong hồ sơ chào bán, việc tham gia xếp hạng tín nhiệm không những giúp doanh nghiệp xây dựng hồ sơ tín dụng, minh bạch thông tin mà còn nắm được thông tin về mức lãi suất huy động vốn phù hợp với doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư, dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp, các phân tích đánh giá rủi ro của đơn vị xếp hạng tín nhiệm giúp nhà đầu tư có cơ sở để so sánh tương đối lãi suất và mức độ rủi ro liên quan đến các công cụ nợ do các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc các ngành nghề khác nhau phát hành. Tựu chung lại, xếp hạng tín nhiệm là cầu nối để giúp doanh nghiệp có thêm thông tin, góc nhìn sâu sát hơn về chi phí vốn huy động, nhà đầu tư hiểu rõ hơn về lãi suất và rủi ro đi kèm từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, giúp thị trường vốn vận hành trơn tru và hiệu quả. Do đó, cần có quy định rõ ràng về việc xếp hạng tín nhiệm này.

Thứ ba, khung pháp lý đối với thị trường trái phiếu thứ cấp giao dịch trái phiếu riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chưa hiện thực sự hoàn thiện dẫn đến khó quản lý. Mặc dù Nghị định số 153 về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, có quy định về việc tổ chức thị trường giao dịch thứ cấp đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Đồng thời, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Chính điều này tạo điều kiện để nhà đầu tư không đủ tiêu chuẩn - đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ “lách luật” tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Theo quy định trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ được phát hành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về các rủi ro. Tuy nhiên, sau khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, các nhà đầu tư chuyên nghiệp lại có thể giao dịch bán lại cho các nhà đầu tư cá nhân, không chuyên trên thị trường sơ cấp tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư riêng lẻ

Thưa Luật sư Hà, ông đánh giá tác động của thị trường trái phiếu sau vụ việc cơ quan chức năng hủy bỏ 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh?

Trả lời :

Việc 9 lô trái phiếu của nhóm đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hủy chắc chắn sẽ tạo ra những rung lắc nhất định chi thị trường. Nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể sẽ “rụt tay” lại, đắn đo việc đầu tư. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường chắc chắn sẽ tốt hơn. Người ta sẽ đắn đo hơn trong việc mưu tìm lợi nhuận đàng hoàng chứ không cố tình tìm cách lách luật hoặc ngang nhiên "bẻ chữ" trong luật để tư lợi. Nền kinh tế muốn phát triển bền vững, rất cần những nhà đầu tư nghiêm túc, không phải những người lợi dụng kẽ hở pháp luật, dùng thủ thuật này hay thủ thuật khác để trục lợi. Nhiều doanh nhân dùng mọi thủ đoạn để làm giàu, họ không nghĩ đến lợi ích chung của đất nước mà chỉ muốn thu lợi cá nhân

Không chỉ vậy, ở một khía cạnh khác sự kiện này là cơ hội để các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp chất lượng, khẳng định được chỗ đứng với các nhà đầu tư chuyên nghiệp khi lãi suất huy động vẫn đang thấp hơn đáng kể thời điểm trước dịch. Qua đó, tạo tiền đề để thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chức năng quan trọng của thị trường vốn- cung cấp nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế.

Nhìn rộng hơn, đứng từ góc độ cơ quan quản lý, đây là bước đi được cho là cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong dài hạn theo sát mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 368/QĐ-TTg về việc Chiến lược tài chính đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP và 25% vào năm 2030.

Việc 9 lô trái phiếu của nhóm đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hủy chắc chắn sẽ tạo ra những rung lắc nhất định chi thị trường. Nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể sẽ “rụt tay” lại, đắn đo việc đầu tư. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường chắc chắn sẽ tốt hơn. Người ta sẽ đắn đo hơn trong việc mưu tìm lợi nhuận đàng hoàng chứ không cố tình tìm cách lách luật hoặc ngang nhiên "bẻ chữ" trong luật để tư lợi. Nền kinh tế muốn phát triển bền vững, rất cần những nhà đầu tư nghiêm túc, không phải những người lợi dụng kẽ hở pháp luật, dùng thủ thuật này hay thủ thuật khác để trục lợi. Nhiều doanh nhân dùng mọi thủ đoạn để làm giàu, họ không nghĩ đến lợi ích chung của đất nước mà chỉ muốn thu lợi cá nhân

Không chỉ vậy, ở một khía cạnh khác sự kiện này là cơ hội để các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp chất lượng, khẳng định được chỗ đứng với các nhà đầu tư chuyên nghiệp khi lãi suất huy động vẫn đang thấp hơn đáng kể thời điểm trước dịch. Qua đó, tạo tiền đề để thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chức năng quan trọng của thị trường vốn- cung cấp nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế.

Nhìn rộng hơn, đứng từ góc độ cơ quan quản lý, đây là bước đi được cho là cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong dài hạn theo sát mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 368/QĐ-TTg về việc Chiến lược tài chính đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP và 25% vào năm 2030

Các đơn vị cho biết: Siết là đúng, nhưng nếu siết tất cả các loại trái phiếu sẽ lợi bất cập hại. Luật sư Hà có đồng tình với nhận định này?

Trả lời :

Thị trường trái phiếu phát triển nóng đi kèm với đó là sự “hỗn loạn”. Trên thị trường có không thiếu những doanh nghiệp lợi dụng những khe hở pháp lý để thực hiện những hành vi lừa đảo với thủ đoạn tinh vi, do đó, việc siết lại kỷ cương trên thị trường trái phiếu là việc cần làm hiện nay, nhưng phải siết cho đúng cách, tránh bóp nghẹt thị trường non trẻ này tại Việt Nam.

Nếu chặn kênh trái phiếu phát hành riêng lẻ, doanh nghiệp có thể sẽ tính đến những phương án đầu tư mạo hiểm hơn thậm chí có thể phải quay lại thị trường chợ đen. Siết chặt theo cách cào bằng có thể chặn đứng nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp vào những lúc họ gặp khó khăn về dòng tiền.

Về lâu dài, theo Luật sư Hà, cần áp dụng những công cụ nào để thị trường trái phiếu được minh bạch?

Trả lời :

Đầu tiên, cần xây dựng một hệ thống luật pháp đồng bộ, trong đó phải luật hóa các nguyên tắc và có chế tài cưỡng chế thực thi đầy đủ, nhằm đảm bảo thực thi một cách hiệu quả các thông lệ về công bố thông tin và minh bạch trên thị trường trái phiếu.

Thứ hai, cần xây dựng riêng một bộ chỉ số đánh giá công khai thông tin và minh bạch trên thị trường, nhằm tự đánh giá mức độ công bố thông tin và minh bạch để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.

Cuối cùng, cần có những biện pháp để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại sở giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm tăng tính thanh khoản, tăng cường tính công khai, minh bạch, tăng cường quản lý, giám sát đối với các trái phiếu đưa vào giao dịch trên thị trường thứ cấp

Ngoài giải pháp về cơ sở pháp lý, Chính phủ cần có thêm giải pháp gì để thị trường phát triển minh bạch?

Trả lời :

Hiện có rất nhiều nhà đầu tư có nhận thức chưa đầy đủ và thiếu hiểu biết về thị trường, nên cần thiết phải có một bên thứ 3 đứng ra, giúp các nhà đầu tư phân tích được tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích được rủi ro và lợi nhuận.

Sự so sánh, đối chiếu và khuyến nghị mà cơ quan xếp hạng đưa ra sẽ tương đối sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp phát hành trái phiếu, lịch sử tài chính,... hỗ trợ việc đầu tư chuẩn xác hơn.

Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định chất lượng doanh nghiệp, mức độ rủi ro của trái phiếu phát hành. Theo đó, cần xác định những trường hợp bắt buộc khi thấy rủi ro. Với doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm quốc tế, có kiểm toán thì không nên bắt buộc mà chỉ khuyến khích có đánh giá xếp hạng tín nhiệm

 

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan